Hướng dẫn điều trị phòng ngừa cảm cúm hữu hiệu nhất

Bệnh cảm cúm thường rất dễ mắc với các biểu hiện như viêm mũi, viêm họng do hơn 200 loại virus gây ra. Các đối tượng dễ mắc cảm cúm nhất chính là trẻ nhỏ, người mắc các bệnh mạn tính.

Ngày 30/03/2018, 01:58:03   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 636

Bệnh cảm cúm thường rất dễ mắc với các biểu hiện như viêm mũi, viêm họng do hơn 200 loại virus gây ra. Các đối tượng dễ mắc cảm cúm nhất chính là trẻ nhỏ, người mắc các bệnh mạn tính.

Những đối tượng nào dễ bị cảm cúm?

Các chuyên gia y tế cho biết những đối tượng dễ mắc bệnh cảm cúm thường là trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch yếu, suy dinh dưỡng, thiếu ngủ. Ở trẻ nhỏ hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng kém nên nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn, bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khí quản hình thành các chứng viêm thanh quản do đường hô hấp bị kích thích.

Bệnh cảm cúm thường gặp ở các đối tượng nào?

Bệnh cảm cúm thường gặp ở các đối tượng nào?

Bởi vậy hệ miễn dịch đóng vai trò rất quan trọng chúng bảo vệ cơ thể tránh khỏi các nhân tố gây bệnh như vi khuẩn, virus cho cơ thể khỏe mạnh.

Những dấu hiệu, biểu hiện của bệnh cảm cúm

Chuyên gia tin tức y tế cho biết dấu hiệu của bệnh cảm cúm như sau: Bệnh nhân mệt mỏi, lạnh toàn thân, rã rời, đau đầu, hắt hơi trong vài ngày, chảy nước mũi, ho. Sau 16 giờ các triệu chứng bệnh này sẽ mạnh hơn và đạt đỉnh điểm từ 2-4 ngày sau khi bệnh khởi phát.

Đặc biệt khi thời tiết mưa phùn ẩm ướt tạo điều kiện cho virus gây bệnh phát triển nên sẽ có nhiều người bị mắc bệnh hơn.

Khi thời tiết ẩm lạnh đường hô hấp nhạy cảm hơn làm gia tăng tình trạng viêm mũi dị ứng, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn…bệnh cảm cúm không loại trừ một ai.

Cách phân biệt cảm cúm với cảm lạnh

Triệu chứng nhận biết của cảm lạnh: Ho, chảy nước mũi, đau họng, mũi bị nghẹt, bệnh nhân sẽ gặp các cơn đau cơ, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, ăn không ngon. Đối với người lớn thường không bị sốt nhưng trẻ nhỏ dễ sốt, ho nhiều hơn do cảm cúm. Các nhà khoa học tìm thấy một số virus gây cảm lạnh nhưng không có các triệu chứng nhiễm khuẩn.

Những người mắc các bệnh về tim mạch cần đặc biệt chú ý khi bị lạnh sẽ dẫn tới chứng co mạch làm huyết áp tăng đột ngột, thành mạch bị co lại có thể dẫn tới thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim.

Các triệu chứng của bệnh cảm cúm: Khi bị cảm cúm cổ họng cảm giác đau ngứa do tuyến nước bọt bị khô. Bệnh nhân bị lạnh mũi, chảy nước mũi liên tục, hắt hơi. Sau 1-2 ngày sẽ đau đầu, đau toàn thân, mệt mỏi, chán ăn, khó thở, ho liên tục, khản tiếng, tiểu ít, nhiều đờm, dãi nước mũi lỏng hoặc đặc. Bệnh cảm cúm thường kéo dài một tuần, tuy chúng không mắc thành dịch nhưng dễ lây lan cho các đối tượng khác.

Bệnh cảm cúm trước đây có thể tự khỏi sau từ 7-10 ngày nhưng hiện nay các virus đã biến chứng nhiều hơn kháng kháng sinh nên không thể chủ quan khi gia đình có người mắc bệnh nhất là trẻ em, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người bị bệnh mạn tính.

Bệnh cảm cúm thường dễ nhầm lẫn với cảm lạnh

Bệnh cảm cúm thường dễ nhầm lẫn với cảm lạnh

Cách điều trị cảm cúm như thế nào?

Hiện nay trên thế giới không có thuốc hoặc thảo dược quý hiếm nào có thể làm giảm thiểu thời gian nhiễm bệnh cũng như điều trị dứt điểm mà chỉ giúp giảm các triệu chứng bệnh.

Khi bị cảm cúm bệnh nhân nên nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, uống nhiều nước, bổ sung vitamin, trái cây hoa quả tươi sẽ giúp tăng cường sức đề kháng. Mỗi ngày nên súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lí, dùng thuốc nhỏ mũi sẽ tăng hiệu quả điều trị bệnh cảm cúm tốt nhất cho bệnh nhân. Để phòng ngừa bệnh cảm cúm tốt nhất nên tiêm chủng vắc xin phòng cúm cho mọi người trong gia đình trước mỗi mùa cúm để bảo vệ an toàn khỏi nguy cơ gây bệnh.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn