Chuyện nghề Y đã ghi lại được những câu chuyện đẫm nước mắt về cách người ta đối xử với người thầy thuốc sau sự cố y khoa xảy ra ở bất kỳ một trường hợp bất khả kháng nào. Vậy để trả lời câu hỏi, ai là người vựng bác sĩ đứng dậy sau tai biến y khoa, ai là bênh vực họ sau những sai sót không thể khác được vẫn chỉ là một câu hỏi mở chưa có lời giải thỏa đáng?
- Bác sĩ định nghĩa thế nào là vợ tốt?
- Dự thảo Bộ Y tế: Một bệnh nhân được bác sĩ khám trong 5 phút?
- Vì sao Việt Nam nên bỏ Kỳ thi Bác sĩ nội trú?
Đừng để sự cố y khoa trở thành điều khủng khiếp nhất của một bác sĩ?
Với nghề Y, kỳ vọng bao nhiêu thì thất vọng bấy nhiêu!
Không phải ngẫu nhiên mà các bạn sinh viên theo đuổi con đường Y nghiệp được các thầy cô giáo của mình cho rằng nghề Y là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý và cũng là nghề bạc nhất trong những nghề bạc bẽo. Và chẳng phải ngẫu nhiên hay cố ý mà người ta cần thận trọng khi lựa chọn nghề Y là công việc để theo đuổi cả đời. Trang Tin tức y tế mới nhất đã cập nhật những sự cố y khoa đáng tiếc lên trang tin để gửi tới bạn đọc cả nước cái nhìn toàn cảnh về nền y tế Việt Nam và cách mà người ta nhìn nhận và cư xử với thầy thuốc liên quan đến vụ tai biến ấy.
Trong khi những người bệnh nhân, người nhà bệnh nhân lại luôn kỳ vọng nghề Y là một nghề hoàn hảo, không hề có một sai sót nào. Nếu có sai sót nào thì thầy thuốc phải là người đứng ra chịu trách nhiệm. Bất kỳ một vụ việc nào xảy ra như vụ nữ bác sĩ Minh đặt chân lên ghế đối thoại với bệnh nhân hoặc vụ tai biến kinh hoàng đến thảm họa làm 8/18 bệnh nhân tử vong khi đang chạy thận tại bệnh viện đa khoa Hòa Bình thì người bác sĩ liên quan ngay lập tức được lãnh đạo ra quyết định đình chỉ công tác điều tra hoặc đứng lên chịu trách nhiệm và trình bày sai sót của mình để xảy ra tai biến y khoa. Tuy nhiên, không ai hiểu được rằng chẳng có nghề nào không mắc sai lầm, ngay cả những người giỏi nhất như bác sĩ cũng phạm sai lầm. Thế nên, đừng quá kỳ vọng vào một ngành y tế hoàn hảo, không bao giờ sai sót vì ngành Y có những nhân viên y tế như vậy sẽ chẳng thể cứu dỗi những con người bệnh tật được nữa. Thất vọng nhiều khi quá khắt khe với nghề y và những người làm thầy thuốc.
Với nghề Y, kỳ vọng bao nhiêu thì thất vọng bấy nhiêu!
Trên thế giới chưa ở đâu có lớp dạy bác sĩ đối phó với sự cố y khoa?
Ngành Y tế luôn phấn đấu để đem đến cho người bệnh điều kiện khám chữa bệnh tốt nhất nhưng quên mất rằng để tâm đến người thầy thuốc cũng là nhiệm vụ tiên quyết để có được một ngành Y tế chất lượng cao và giảm thiếu những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra. Thêm vào đó, trường hợp ở đơn vị khám chữa bệnh xảy ra sự cố y khoa dẫn đến chết người cũng không ai được học lớp đối phó. Bởi thế, cũng như bất kỳ một người thầy thuốc nào, bác sĩ Việt Nam luôn lúng túng và gần như đối mặt với “mất trắng” từ thanh danh, sự nghiệp, tiền tài cho đến danh dự. Thậm chí câu chuyện một bác sĩ người Mỹ đã mất cả gia đình khi đối mặt với sự cố y khoa trong khi làm việc. Vậy đấy, tâm lý vững vàng và có hậu phương rất quan trọng với họ lúc này. Thảm họa y khoa là điều không ai mong muốn nhưng khi đứng trình bày sự cố trước hội đồng chuyên môn thì chẳng ai đoái hoài đến việc vực dậy người thầy thuốc đáng thương.
Bởi thế, nhằm giúp bác sĩ đứng vững thì dư luận, người thân, đồng nghiệp phải là người đồng hành, chung lưng đấu cật chứ không phải là nơi tạo thêm áp lực cho họ. Đồng nghiệp với người ngành Y vốn gần họ hơn cả người thân, vì thời gian gần nhau nhiều và cũng là người chứng kiến sự cố xảy ra như thế nào, hi sinh và vất vả ra sao. Vậy nên, khi gặp sự cố y khoa thì chính bản thân thầy thuốc phải luôn ở tư thế sẵn sàng vì ít nhiều cũng bị sang chấn tâm lý và sự nghiệp.
Trang Minh