Trang tin tức y tế mới nhất cập nhật đó là thông tin từ bác sĩ Wynn Huynh Tran – bác sĩ gốc Việt và đang công tác tại Mỹ. Thông tin này nhận được sự quan tâm rất lớn từ các bạn sinh viên đang theo học tại các trường Đại học Y Dược trên cả nước.
- Dự thảo Bộ Y tế: Một bệnh nhân được bác sĩ khám trong 5 phút?
- Sốc: Gái ngành Y bị gia đình người yêu phản đối chỉ vì có đôi mắt lươn?
- Bệnh nhân hành hung bác sĩ là hành động vô ơn, phi đạo đức nhất!
Kỳ thi BSNT ở Việt Nam chỉ có 20-30% sinh viên Y khoa đỗ. Ảnh minh họa.
Bác sĩ nội trú: Kỳ thi khốc liệt nhất của sinh viên Y
Mỗi năm vào tháng 10, hàng ngàn tân bác sĩ tại Việt Nam hồi hộp nhìn vào bảng điểm kỳ thi quyết định tương lai của họ: Đó là kỳ thi bác sĩ nội trú (BSNT).
Bác sĩ nội trú là một phần bắt buộc trong đào tạo bác sĩ y khoa trên thế giới. Trong đó, các sinh viên Y khoa mới ra trường sẽ học cách thực hành chữa bệnh kèm cặp bởi các bác sĩ đàn anh và chuyên khoa trong nhiều năm. Các BSNT dần dần độc lập và trưởng thành trong chuyên môn và tác phong chuyên nghiệp khi hoàn thành công việc nội trú.
Trong khi hầu hết các nước trên thế giới tuyển BSNT theo hình thức phỏng vấn kết hợp xét tuyển, tuyển BSNT tại Việt Nam được quyết định bởi một kỳ thi duy nhất.
Để thi được kỳ thi này, các sinh viên Y khoa phải tốt nghiệp loại khá trở lên. Kỳ thi BSNT tại Việt Nam gồm 5 môn, trong đó có 3 môn chung là toán thống kê, ngoại ngữ, và một trong 4 môn (Sinh lý, giải phẫu, hoá sinh, hoặc y sinh học) + 2 môn lựa chọn tuỳ chuyên khoa (nội trú ngoại thì thi môn ngoại và sản phụ khoa).
Vì chỉ có một kỳ thi duy nhất sau 6 năm học hành, thi đậu BSNT trở thành mục tiêu, mơ ước, ác mộng, và trầm cảm với sinh viên y khoa Việt Nam. Sau bao nhiêu năm đèn sách thi đậu vào trường y, các sinh viên Y khoa lại vắt kiệt mình ôn thi vào năm cuối để hy vọng có tương lai cho mình, có bằng chuyên khoa, và có một chỗ làm ổn định. Đơn giản là tấm bằng BSNT cần thiết để làm việc tại các bệnh viện lớn và được chứng nhận chuyên môn.
Vì sao nên bỏ kỳ thi BSNT tại Việt Nam?
Thứ nhất: Kỳ thi BSNT chưa chắc sẽ tuyển được các bác sĩ giỏi và hợp với chuyên môn của họ.
Thực tế, đào tạo BSNT không chỉ cần bác sĩ giỏi về lý thuyết học bài. Các kỹ năng quan trọng nhất của người làm bác sĩ là kỹ năng giao tiếp, làm viêc nhóm, nghiên cứu, tự học, và làm việc hệ thống. Vì vậy, cách tuyển sinh BSNT tại Việt Nam bằng một kỳ thi sẽ loại ra các ứng viên có kỹ năng giao tiếp tốt hoặc các kỹ năng khác. Thêm nữa, cách lấy điểm đậu cao từ trên xuống khiến một số sinh viên đỗ BSNT vào ngành mình không thích.
Thứ hai: Thi BSNT khiến cho tân BSNT trở thành sinh viên cấp 5, tiếp tục đóng tiền học phí để hoàn thành khoá học.
Sau 6 năm học, các sinh viên y khoa khi ra trường có những kiến thức cơ bản nhất định và họ có thể làm việc (được trả lương) để làm BSNT, dần dần quen với trách nhiệm và ra quyết định điều trị cho bệnh nhân. Mỹ và các nước khác đều trả lương BSNT xứng đáng với khả năng của họ. Thêm nữa, học BSNT phải trả học phí cũng làm khánh kiệt các sinh viên Y khoa nghèo học giỏi thành nghèo khó sau 6 năm học vất vả.
Vì sao nên bỏ kỳ thi BSNT tại Việt Nam?
Thứ ba: Kỳ thi BSNT khiến các bạn sinh viên y khoa trong 6 năm chỉ tập trung vào cách thi điểm cao (để đỗ BSNT).
Nói cách khác, sinh viên Y khoa trở thành học sinh cấp 4, quá chú trọng vào đèn sách và thi cử. Các sinh viên này sẽ không chú ý đến các kỹ năng xã hội cực kỳ quan trọng của bác sĩ: giao tiếp, làm việc nhóm, làm việc hệ thống. Thực tế cho thấy sinh viên y khoa ra trường tại Việt Nam đều yếu kỹ năng giao tiếp với người bệnh và rất yếu các kỹ năng mềm.
Thứ tư: Kỳ thi BSNT tạo cơ hội cho gian lận và cách chấm điểm, sân chơi không công bằng.
Thứ năm: Cuối cùng, kỳ thi BSNT khiến các bạn không đậu (phần lớn) sẽ rất khó tìm việc.
Kỳ thi BSNT là kỳ thi nước mắt, cực kỳ stress chỉ có 20-30% sinh viên Y khoa đỗ. Phần lớn các sinh viên y khoa khi ra trường không đỗ BSNT sẽ phải tìm cách làm việc tại các bệnh viện nhỏ, học định hướng, học chuyên khoa cấp 1… Nói cách khác, phần lớn sinh viên Y khoa tại Việt Nam khi ra trường không biết sẽ đi về đâu.
Đã có bạn sinh viên trầm cảm tự tử vì kỳ thi bác sĩ nội trú này.
Vậy giải pháp cho đào tạo BSNT tại Việt Nam là gì?
Tuyển bác sĩ nội trú qua điểm thi quốc gia và phỏng vấn chọn lọc.
Lập ra một kỳ thi hành nghề bác sĩ quốc gia (2 kỳ thi khoa học cơ bản năm 3 và kỹ năng lâm sàng năm 6). Tất cả các sinh viên Y khoa toàn quốc đều có quyền tham dự. Điểm cao và thi 2 lần sẽ cho nhiều sinh viên cơ hội học (nếu trượt).
Phỏng vấn tuyển chọn như xin việc khiến các bạn sinh viên quan tâm trao đổi các kỹ năng mềm và giao tiếp.
Trả lương BSNT tạo cách làm chuyên nghiệp và tăng trách nhiệm của BSNT đối với chăm sóc bệnh nhân, tăng chất lượng khám chữa bệnh.
Thông tin trên cũng là câu chuyện được cả thầy và trò Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur quan tâm trong những ngày qua.
Nguồn theo Báo Infonet