Theo các giảng viên bộ môn Tâm thần Kinh của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì chứng bệnh Trầm cảm được giới y khoa chú ý từ thế kỉ XVIII, nhưng phải đến thời gian gần đây bệnh Trầm cảm mới được chú ý đến nhiều vì mức độ nguy hiểm cũng như số lượng người mắc trong cuộc sống hiện đại, đây cũng được coi là “sát thủ giấu mặt” đối với sức khỏe tâm thần của bạn và gia đình.
- Sử dụng nước đun sôi để nguội liệu có an toàn?
- Cảnh báo những hiện tượng ban đầu của bệnh tay chân miệng ở trẻ em
- Người lớn có bị tay chân miệng không và có biến chứng gì?
Bệnh Trầm cảm là “sát thủ giấu mặt”
Bệnh Trầm cảm là bệnh như thế nào?
Theo những tin tức Y tế mới nhất, thì thuật ngữ rối loạn Trầm cảm được liệt vào một trong 5 biểu hiện của rối loạn tâm thần, sở dĩ chứng Trầm cảm nguy được coi như một “gánh nặng tiềm ẩn” cho xã hội vì theo những con số thống kê của Tổ chức Y tế thế giới thì có đến hơn 350 triệu người trên thế giới mắ bệnh. Còn ở Việt Nam số lượng bệnh nhân mắc chứng bệnh Trầm cảm năm 2000 có khoảng 2,47 % dân số bị trầm cảm nhưng đến nay tỉ lệ này đã tăng lên 3%
Tổ chức Y tế thế giới WHO định nghĩa chứng bệnh Trầm cảm như sau: Trầm cảm là chứng rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trung bởi sự buồn bã và mất đi hứng thú hoặc khoái cảm, cảm thấy tội lỗi hoặc tự hạ thấp giá trị bản thân, bị rối loạn giấc ngủ hoặc ăn uống kém tập trung.
Chứng bệnh Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát nhiều lân, làm giamrm đáng kể khả năng làm việc, làm suy giảm đáng kể khả năng làm việc, học tập hoặc khả năng đương đầu với cuộc sống hằng ngày. Trường hợp nặng nhấttrầm cảm có thể khiến bệnh nhân tự tử. Chứng bệnh Trầm cảm có thể điều trị khỏi nếu ở mức độ nhẹ. Mức độ vừa và nặng, người bệnh cần hỗ trợ điều trị bằng thuốc kết hợp với điều trị bằng những liệu pháp tâm lý.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh Trầm cảm
Nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh Trầm cảm
Trầm cảm là bệnh chuyên khoa tâm thần, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể dẫn đến chứng bệnh này, tuy nhiên các chuyên gia Y tế cho rằng, bệnh có thể do nhiều nguyên nhân tác động như sự tác động
Qua lại giữa cac syếu tố bên ngoài (văn hoá, tình huống xã hội, quan hệ xã hội…) với các yếu tố bên trong như di truyền, thái độ, tính cách, sang chấn tinh thần, tổn thương thời thơ ấu hoặc do sinh học như: tổn thương não, thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh, mất cân bằng hormon,….
Một số yếu tố nguy cơ gây khởi phát bệnh trầm cảm bao gồm: sự cô đơn (thường ở người già), stress, thất nghiệp, đổ vỡ trong hôn nhân, thói quen sử dụng chất kích thích, tuổi thơ bị lạm dụng, có vấn đề về sức khỏe hoặc bệnh lí đau mạn tính,…
Những dấu hiệu nhận biết bệnh Trầm cảm
Chứng bệnh Trầm cảm cũng thường rất mơ hồ và khác nhau ở từng người, một số dấu hiệu nhận biết chứng Trầm cảm như sau:
Khi thấy dấu hiệu bất thường bệnh nhân nên đến cơ sở Y tế chuyên khoa để được khám và điều trị
- Bệnh nhân cảm thấy tâm trạng buồn bã, chán nản gần như cả ngày, những người xung quanh bệnh nhân có thể thấy rõ nhất dấu hiệu này, bệnh nhân hay khóc hơn , ủ rũ hơn,…
- Không còn hứng thú với các hoạt động thường ngày
- Giảm hoặc tăng cân một cách đáng kể mà khong rõ nguyên nhân.
- Mất ngủ hoặc bệnh nhân ngủ quá mức.
- Bệnh nhân trở nên quá kích động hoặc quá chậm chạm.
- Mệt mỏi hoặc mất năng lượng.
- Bệnh nhân luôn có cảm giác vô dụng, tội lỗi quá mức hoặc ảo tưởng mỗi ngày.
- Bệnh nhân giảm đi khả năng suy nghĩ, tập trung, thiếu quyết đoán.
- Suy nghĩ thường xuyên về cái chết bệnh nhân có ý định tự tử lặp đi lặp lại nhiều lần.
Khi bạn thấy 5 trong 9 dấu hiệu này xuất hiện thường xuyên trong vòng 2 tuần thì bạn hãy nhanh chóng đến gặp Bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được khám và tư vấn về nguy cơ mắc chứng bệnh Trầm cảm của mình.
Ngọc Mai – Ytevietnam.net.vn