Chuyên gia Vật lý trị liệu sau đây xin chia sẻ cách sơ cứu đúng cách khi bị trật mắt cá chân.
- Công dụng chữa bệnh xương khớp từ phương pháp bấm huyệt bàn tay
- Bác sĩ tư vấn cách nhận biết triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp
- Cách phòng bệnh xương khớp khi thời tiết giao mùa
Sơ cứu khi bị trật mắt cá chân
Trật mắt cá chân là gì?
Bác sĩ Lê Ngoan, giảng viên Cao đẳng Kỹ thuật Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, trật mắt cá chân là một tình trạng tổn thương, đứt (hoàn toàn hoặc không hoàn toàn) các sợi của dây chằng nối các xương ở khớp lại với nhau. Chấn thương này thường xảy ra do tai nạn, đặc biệt thường gặp ở các hoạt động thể thao, đi, chạy, nhảy của con người.
Tình trạng tổn thương dây chằng cấp tính thường sẽ gây ra các triệu chứng sưng, đau ở vùng bị ảnh hưởng một cách nhanh chóng, kèm theo việc hạn chế hoạt động của khớp do đau hoặc do đứt dây chằng, ảnh hưởng đến sự cân bằng và vững chắc của khớp. Nếu người bệnh có triệu chứng đau càng nhiều, sưng càng nhiều thì thường có thể dự đoán tổn thương bên trong càng nhiều.
Khi bị chấn thương, nếu biết sơ cứu đúng cách và kịp thời thì có thể giúp cho việc hồi phục nhanh hơn đồng thời giảm bớt các triệu chứng của trật mắt cá chân.
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị trật mắt cá chân
Theo trang tin tức Y tế, các bác sĩ khuyến cáo khi bị trật mắt cá chân, người bệnh cần lưu ý như sau:
Nghỉ ngơi: Trước hết cần cho khớp bị tổn thương được nghỉ ngơi, trong 48 giờ đầu, không nên đè lực lên chân này, do đó bạn có thể phải sử dụng nạng để đi lại xung quanh. Bạn vẫn có thể sử dụng các phần khác của cơ thể không bị ảnh hưởng một cách bình thường.
Chườm đá tích cực: Bác sĩ tư vấn cho biết, bạn có thể sử dụng dụng cụ chườm lạnh chuyên nghiệp hoặc dùng đá cục – bọc quanh bởi lớp khăn và chườm trực tiếp lên vùng bị ảnh hưởng, 15 – 20 phút một lần, 4 – 8 lần một ngày, đặc biệt trong 48 giờ đầu hoặc cho tới khi giảm sưng đáng kể. Lưu ý không nên chườm đá quá lâu vì khi quá lạnh có thể gây thêm tổn thương mô mềm.
Quấn băng: Quấn băng thun xung quanh khớp bị đau
Nâng chân cao lên: Bạn hãy đưa chân bị đau lên cao hơn tim bất cứ khi nào có thể, nếu bạn ngồi thì có thể gác chân lên, nằm ngủ thì đặt chân lên vài cái gối đặt ở cuối giường, việc này sẽ giúp bạn giảm sưng. Có thể uống thuốc giảm đau khi cần (paracetamil hoặc ibuprofen) trong thời gian chờ tự phục hồi. Nếu sau 2-3 ngày không thấy đỡ thì bạn nên đi khám bác sĩ.
Nếu bạn chơi các môn thể thao thường xuyên và bị trật mắt cá chân thì nên đi khám vật lý trị liệu hoặc các nhân viên y tế chuyên về lĩnh vực thể thao để được hướng dẫn các bài tập phục hồi sức cơ và độ vững chắc của khớp, giúp cải thiện hồi phục, đồng thời giảm nguy cơ cho tổn thương lặp lại trong tương lai.
Hướng dẫn sơ cứu khi bị trật mắt cá chân
Trường hợp nào cần đi khám bác sĩ ngay?
Nếu bạn có biểu hiện như sau cần đi khám bác sĩ ngay:
- Chân bị đau không thể chịu lực: bạn không đứng được hoặc có cảm giác khớp không vững hoặc không sử dụng khớp được nữa, có thể có gãy xương hoặc dây chằng bị đứt hoàn toàn.
- Nếu da vùng khớp bị nề đỏ, đau hoặc có vạch đỏ chạy dọc các mạch máu – dấu hiệu nhiễm trùng.
- Nếu khớp bị trật tái đi tái lại.
Trên đây là hướng dẫn cách sơ cứu khi bị mắt cá chân, bạn nên đi khám nếu sau 2- 3 ngày không đỡ.
Nguồn: Y tế Việt Nam tổng hợp.