Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường đơn giản từ lá dứa

Lá dứa là một loại thuốc dân gian cổ truyền giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường rất hiệu quả. Nhưng không phải ai cũng biết được công dụng thần kỳ của loại lá này.

Ngày 23/11/2017, 07:13:46   Tác giả : Văn Quyết    Lượt xem: 3068

Bài viết này sẽ giúp bạn đọc, người bệnh có cách nhìn đúng về tác dụng chữa bệnh tiểu đường và nhiều bệnh khác của lá dứa.

Tin liên quan:

Lá dứa trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Lá dứa trị bệnh tiểu đường hiệu quả 

Lá dứa là lá gì?

Lá dứa hay dứa thơm, nếp thơm, cây cơm nếp, tên khoa học là Pandanus amaryllifolius, thuộc họ dứa dại (Pandanaceae), là một loại thực vật dạng cây thảo người dân vùng miền nhiệt đới dùng làm gia vị trong ẩm thực Đông nam Á như Việt Nam, Nam Dương, Thái Lan, Mã Lai Á, và Philippines nhất là trong những món quà ngọt tráng miệng sau bữa ăn.

 

Cây lá dứa (dứa thơm, nếp thơm,cây cơm nếp) mọc thành bụi, lùm cao đến gầm 1m, thân rộng 1-3cm, chia nhánh. Lá cây lá dứa hình dài và hẹp và thẳng như lưỡi gươm tụm lại ở gốc như hình nan quạt, lá có mùi thơm nếp hương, không lông, xếp hình máng xối, dài 30-50cm, rộng chừng 3-4cm, mép không gai, mặt dưới màu hơi nhạt so với mặt trên, mặt trên láng. Cây lá thơm không có hoa.

 

Lá dứa có chữa được bệnh tiểu đường không ?

Theo các nhà nghiên cứu y học thì trong lá dứa có chứa chất diệp lục, các chất chống oxy hóa  và bromelin, các axit hữu cơ nên có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do phá hủy thành mạch máu.

Cách dùng lá dứa trị bệnh tiểu đường đạt hiệu quả cao nhất.

Cách dùng lá dứa trị bệnh tiểu đường đạt hiệu quả cao nhất

Ngoài tác dụng chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa thì lá này còn có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh Gút, các bệnh đau nhức xương khớp,bệnh đường hô hấp như viêm phế quản. Lá dứa được khoa học chứng minh là an toàn không hề chứa chất độc hại nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm dùng lá dứa trị bệnh trong thời gian dài với các bệnh mãn tính.

 

Cách dùng lá dứa trị bệnh tiểu đường đạt hiệu quả cao nhất

Người bệnh có thể đem phơi khô lá dứa, ráo nước nhưng vẫn giữ được màu xanh của màu lá, không khô quá và không tươi quá.

Mỗi lần nên nấu thuốc thì nên xắt nhỏ chừng 10 lá, nấu kèm với 2.5 lít nước và đun cho đến khi nước sôi.

Người bệnh nên lưu ý: nước này chỉ dùng trong một ngày và phải uống uống trước bữa ăn khoảng 20 - 30 phút. Chỉ uống trong vòng một tuần để so sánh kết quả xem lượng đường trong máu có giảm không.

Trong thời gian áp dụng phương pháp chữa bệnh này người bệnh nên đo đường huyết thường xuyên để xem tình trạng bệnh có thay đổi gì không và dựa vào đó để giảm lượng nước lá dứa hấp thụ. Nếu lượng đường trong máu bị giảm xuống quá thấp thì phải dừng lại ngay, nhiều trường hợp đường máu tụt quá nhanh có thể hôn mê, bất tỉnh và kèm theo nhiều triệu chứng khác có thể dẫn tới tử vong nếu như dùng nước lá dứa không kiểm soát được.

 

Dùng lá dứa trị bệnh tiểu đường nên chú ý những điều sau đây

Người bệnh nên chọn đúng phương pháp chữa bệnh để duy trì lượng đường trong cơ thể ở trong mức độ cho phép và an toàn nhất, đảm bảo đường máu được duy trì ổn định nhất.

Xây dựng lối sống lành mạnh như cải thiện chế độ ăn tăng xơ, hạn chế ăn các chất giàu protein như thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn có chứa các chất bảo quản và phẩm màu gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu có hút thuốc lá người bệnh cần bỏ ngay thói quen này và uống rượu bia cũng là thói quen xấu ảnh hưởng đến tình trạng bệnh cần phải thay đổi ngay.

Chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa có thực sự an toàn ?

Chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa có thực sự an toàn ?

Bên cạnh đó, vận động nhẹ nhàng như tập các bài tập yoga, ngồi thiền, đi bộ là một thói quen không thể thiếu cho mọi người trong cuộc sống hằng ngày và đặc biệt là đối với người bệnh tiểu đường. Siêng năng tập luyện, bổ sung những thực phẩm rau, củ, quả; và giữ cho mình luôn có một tinh thần luôn thoải mái – đó chính là cho liều thuốc thần kỳ đẩy lùi bách bệnh trong mọi liều thuốc ở mỗi bệnh nhân.

Ngoài lá dứa thì còn có nhiều thảo dược như lá xoài, quả đậu bắp, hột é,... có thể chữa bệnh tiểu đường rất tốt. Mời bạn đọc theo dõi các bài tiếp theo trong chuyên mục Tin tức Y tế của chúng tôi. Chúc các bạn đọc sức khỏe!

Nguồn: Trang Tin Tức Y Tế Việt Nam