Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng như thế nào?

Việt Nam là nước đang phát triển và có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng vẫn chiếm tỷ lệ cao mà nguyên nhân thường do bà mẹ không có kiến thức nuôi con.

Ngày 12/08/2019, 08:14:33   Tác giả : Văn Quyết    Lượt xem: 1840

   Mẹ bầu sau mổ cần kiêng cữ như thế nào? 

   Những lưu ý sản phụ sau sinh cần nhớ 

   Lợi ích của việc tập thở khi mang thai 

Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng như thế nào
Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng như thế nào

Cách phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng

Theo Tin tức Y tế Việt Nam, hiện nay có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng như mẹ không có sữa hoặc không có sữa khiến có phải dùng sữa ngoài sớm hoặc trẻ phải cai sữa sớm, phải ăn dặm sớm. Bên cạnh đó, nhiều bà thiếu kiến thức chăm con, bắt trẻ ăn cháo có muối hoặc nấu bột, cháo với nước mắm, mì chính kéo dài trong và sau đợt tiêu chảy của nhiều bà mẹ sẽ làm con bị suy dinh dưỡng. Ngoài ra có nhiều nguyên nhân khác làm cho trẻ gầy yếu, biếng ăn như trẻ bị mắc các bệnh lý truyền nhiễm, rối loạn tiêu hoá kéo dài. Để phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng hay không cách đơn giản nhất là theo dõi sự tăng trưởng chiều cao và cân nặng hàng tháng của trẻ.

Cách phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng
Cách phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng

Nếu hàng tháng trẻ tăng cân đều đặn, chứng tỏ rằng trẻ khoẻ mạnh và phát triển bình thường. Ngược lại, nếu trẻ chậm tặng cân, không tăng cân hoặc sụt cân thì cần đề phòng trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Trẻ bị suy dinh dưỡng thường biếng ăn, ăn ít, niêm mạc mắt nhợt, dễ buồn bực, hay quấy khóc, ít vui chơi, kém linh hoạt, cơ bắp mềm nhẽo, bụng ỏng, chậm biết lẫy, chậm bò, chậm đứng, chậm đi.

Cách phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ

Đôi khi vì lý do bất khả kháng nên trẻ có thể rơi vào nhóm có nguy có bị suy dinh dưỡng cao như trẻ không được bú sữa mẹ hoặc bú không đủ, trẻ đẻ non, thiếu cân, trẻ sinh đôi, sinh ba, gia đình đông con, điều kiện sống kém…Hầu hết trẻ em đều có lúc bị tiêu chảy, đây là thời điểm nếu chăm sóc không đúng cách sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng. Vì vậy khi trẻ bị tiêu chảy không nên cho trẻ phải ăn kiêng, nếu trẻ đang trong thời kỳ bú mẹ thì càng phải cho trẻ tích cực bú, nếu trẻ sốt cao thì nên cho uống nhiều nước và thức ăn lỏng. Sau thời kỳ ốm dậy là thời gian trẻ cần nhiều thức ăn để hồi phục sức khoẻ nên cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, không nên cho trẻ ăn quá no trong một bữa. Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ, nếu mẹ bị thiếu sữa hoặc mất sữa thì cần bổ sung bằng sữa phù hợp với lứa tuổi của trẻ, không cho trẻ ăn bột sớm.

Cách phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ
Cách phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ

Từ tháng thứ 5 – 6 trở đi, trẻ cần nhu cầu dinh dưỡng cao để thích nghi với môi trường, khi này nếu chỉ nuôi bằng sữa mẹ sẽ không đủ cho trẻ mà cần cho trẻ ăn dặm. Chế độ ăn của trẻ phải đảm bảo đủ tinh bột, đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, tốt nhất là nên theo biểu đồ dinh dưỡng. Thường xuyên theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ để phát hiện sớm suy sinh dưỡng để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp.

Lưu ý khi nuôi trẻ suy dinh dưỡng

Trẻ bị suy dinh dưỡng thường ăn kém, hay rối loạn tiêu hoá, hệ miễn dịch suy giảm, dễ mắc bệnh, do dó việc nuôi dưỡng trẻ chỉ hiệu quả khi trẻ được điều trị triệt để. Nên cho trẻ ăn nhiều bữa một ngày, đảm bảo lượng thức ăn và năng lượng cần thiết cho trẻ. Trẻ 1 -2 tuổi ngoài việc bú bé cần cho ăn thêm 4 bữa/ngày, với trẻ 3-5 tuổi cần ăn 5- 6 bữa/ ngày. Trong chế độ ăn nên bổ sung thêm các thức ăn khác như thịt, cá, trứng, đặc biệt là rau quả. Khi nấu nên cho thêm ít dầu vào quấy với bột hoặc cháo. Nên đổi bữa thường xuyên và nấu phù hợp với khẩu vị của trẻ để trẻ được kích thích ăn ngon miệng.

Nguồn: http://ytevietnam.net.vn