Bệnh tự kỷ rất phổ biến ở trẻ em ngay từ khi còn nhỏ dẫn đến những tác hại rất lớn về cuộc sống và tương lai của trẻ sau này.
- Chớ coi thường bệnh thiếu máu não ở người trẻ tuổi
- Cảnh báo: Bé trai 7 tháng suýt chết vì sặc cháo
- Sốc: Khuôn mặt biến dạng vì dùng kem trộn siêu trắng da không rõ nguồn gốc
Bệnh tử kỷ là gì?
Bệnh tử kỷ thường gặp nhiều ở trẻ em, đây là tình trạng rối loạn hành vi thần kinh phức tạp bao gồm những suy giảm về ngôn ngữ, kĩ năng giao tiếp, tương tác trong xã hội. Người bệnh có những hành vi cứng nhắc lặp đi lại lại trong cuộc sống và còn được gọi là rối loạn phổ tử kỷ.
Những đứa trẻ tự kỷ thường có biểu hiện rõ ràng nhất đó là chúng gặp khó khăn khi giao tiếp với mọi người. Trẻ sẽ rất khó để diễn tả bằng lời nói cũng như biểu hiện bằng cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt, trẻ không hiểu được người đối diện đang nghĩ gì và có những cảm nhận như thế nào.
Bệnh tự kỷ ở trẻ em là gì?
Trẻ em mắc bệnh tự kỷ thường nhạy cảm với môi trường xung quanh, thường trẻ sẽ gặp các rắc rối cũng như cảm giác mạnh mẽ về những động chạm, âm thanh, mùi vị, hình ảnh thông thường. Ngoài ra trẻ tự kỷ thường lặp đi lặp lại các hành vi của mình hoặc có các hành vi bất thường với con người, đồ vật quanh bé, bé có thể giận dữ, tự gây thương tích cho chính bản thân mình. Thậm chí trẻ em bị tự kỷ thường không chú ý đến người,đồ vật, chuyển động xung quanh mình.
Hội chứng tự kỷ ở trẻ em là gì
Tự kỷ không phải một căn bệnh mà là hội chứng tự kỷ ở trẻ em. Trẻ tự kỷ mắc các khiếm khuyết về nhận thức ở một mức độ nào đó, có thể ở lĩnh vực này trẻ tư duy chậm nắm bắt không kịp nhưng ở một lĩnh vực khác trẻ lại nắm bắt rất nhanh nhạt. Trẻ chỉ phát triên nhận thức không đồng đều ở các lĩnh vực khác nhau chứ không hẹn chế nhận thức về toàn bộ. Thường trẻ mắc bệnh tự kỷ sẽ được phát hiện từ khoảng 18-36 tháng tuổi khi có các hành vi bất thường hoặc có những trẻ được phát hiện ngay từ khi mới sinh ra nhưng con số này rất ít.
Nguyên nhân tự kỷ ở trẻ em do đâu?
Nguyên nhân tự kỷ ở trẻ em là do một dạng khuyết tật phát triển bẩm sinh. Ngay từ khi mới sinh ra trẻ đã có những dấu hiệu của hội chứng tự kỷ hoặc tiềm ẩn bên trong và chỉ đến khi trẻ 2-3 tuổi mới có biểu hiện. Nền Y học hiện đại trên thế giới vẫn còn bỏ ngỏ câu hỏi lớn vì sao trẻ em lại mắc bệnh tự kỷ. Tuy nhiên có một số nhân tố có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng tự kỷ ở trẻ em:
- Phụ nữ mang thai ở độ tuổi cao trên 35 tuổi sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng tự kỷ ở trẻ em.
- Trong quá trình mang thai người mẹ tiếp xúc với một số hóa chất như thuốc chống trầm cảm cũng khiến con bị tử kỷ.
- Phụ nữ mắc các chứng bệnh về chuyển hóa khi mang thai như bệnh tiểu đường, béo phì, thừa cân.
Phương pháp điều trị bệnh tử kỷ ở trẻ em như thế nào?
Bố mẹ nên biết rằng tự kỷ là một hội chứng không phải bệnh nên không thể lây lan từ người này qua người khác, hiện tại chưa có thuốc điều trị hội chứng tự kỷ.
Tự kỷ là hội chứng tự kỷ ở trẻ em không phải một căn bệnh
Theo tin tức y tế mới nhất trẻ em tự kỷ ở mức độ nhẹ khi được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp trẻ phát triển bình thường tương đối, dễ dàng hòa nhập với cộng đồng xã hội và nâng cao khả năng giao tiếp. Đối với các trường hợp nặng cần có các biện pháp can thiệp của bác sĩ chuyên khoa giúp trẻ ổn định hơn và biết cách giao tiếp với các mối quan hệ xung quanh.
Khi nhận ra con mình có các dấu hiệu của hội chứng tự kỷ cha mẹ không nên tự chẩn đoán bệnh cho con bởi dễ nhầm lẫn với tình trạng trẻ nói chậm, chậm phát triển hoặc mắc các bệnh như khuyết tật thính giác, hội chứng mất ngôn ngữ dạng động kinh. Phụ huynh nên đưa trẻ em đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên ngành thăm khám, tư vấn đưa ra kết quả chính xác nhất.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn