Bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ em?

Đều là bệnh truyền nhiễm dễ bùng phát vào thời điểm thời tiết thay đổi đột ngột nên nhiều người dễ nhầm lẫn bệnh sởi và sốt phát ban. Vậy cách phân biệt như thế nào?

Ngày 07/11/2017, 05:57:07   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 1231

Trang tin tức y tế Việt Nam cũng đã đăng tải chia sẻ của Ths. BS Đỗ Thiện Hải, Phó Trưởng khoa Truyền Nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban qua một số triệu chứng nhất định. Tin y tế cũng sẽ thông tin nội dung chi tiết ngay dưới đây:

Bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ em?

Bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ em?

Triệu chứng điển hình của bệnh sởi

Triệu chứng điển hình của bệnh sởi điển hình bệnh nhân sẽ sốt rất cao 39 đến 40 độ C. Sau khi sốt 3-4 bệnh nhân sẽ có xuất hiện phát ban trên da. Trình tự mọc của các nốt ban từ sau tai lan ra mặt và lưng sau tới 2-3 ngày sẽ lan ra toàn thân. Bệnh nhân có triệu chứng bị viêm kết mạc, viêm đỏ, có rỉ mắt. Triệu chứng đặc trưng của bệnh sởi so với bệnh khác có viêm đường hô hấp (hắt hơi, sổ mũi).

Sau khi ban mọc ra hết toàn thân đầu tới chân các triệu chứng giảm dần đứa trẻ đỡ sốt, giảm viêm đường hô hấp. Giai đoạn hồi phục đứa trẻ sẽ tự khỏi có thể để lại vết lằn thâm trên da nhưng sẽ tự hết sau 2 -3 ngày.

Biến chứng của bệnh sởi

Khi mắc phải bệnh sởi bị suy giảm miễn dịch vì vậy bệnh nhân không bị tử vong vì bệnh sởi mà do bệnh khác (hậu sởi). Có nghĩa là sau khi bị sởi bệnh nhân bị nhiễm trùng rồi mới tử vong. Nhiễm trùng sau khỏi thường hay gặp là viêm phổi, tiêu chảy rất nặng.

Trước đây khi trẻ chưa được uống vitamin A thường xuất hiện một biến chứng nữa đó là khô giác mạc, mờ mắt không hồi phục.

Biến chứng của bệnh sởi

Biến chứng của bệnh sởi

Sởi ác tính dù gặp không nhiều nhưng nguy cơ tử vong trong 2-3 ngày. Ngày đầu trẻ sốt cao ngày thứ 2 ho rất nhiều , khẳn tiếng, viêm kết mạc. Vào cuối ngày thứ 2 trẻ có thể diễn biến viêm phổi do vi rút đó sẽ rất nặng tử vong rất nhanh.

Phân biệt sởi với phát ban?

Sởi, sốt xuất huyết, ebola là một bệnh phát ban mỗi một loại lại do tác nhân vi rút khác nhau gây ra. Ví dụ bệnh sởi là do vi rút sởi, sốt xuất huyết do vi rút dengue.

Triệu chứng: khác với một bệnh số phát ban khác có thể sốt cao nhưng không có viêm kết mạc, không có viêm nong đường hô hấp. Với bệnh sốt phát ban thông thường khi có ban sẽ mọc toàn thân chứ không mọc lần lượt như trong bệnh sởi. Đầu tiên sẽ phát ban sau tai, ra mặt xuống ngực.

Bệnh sởi nếu chăm sóc tốt thì sẽ tự khỏi sau 4 – 5 ngày.

Phòng biến chứng

Theo bác sĩ Hải khi bị mắc các bệnh do vi rút thường gây suy giảm miễn dịch. Nhưng riêng với bệnh nhân mắc sởi có đặc điểm bị suy giảm miễn dịch rất nhanh.

Khi chăm sóc trẻ phải nhỏ mắt, nhỏ mũi không để trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh khác ví dụ người mắc cúm sẽ khiến trẻ bị mắc thêm sẽ rất nặng.

Phòng biến chứng

Phòng biến chứng

Môi trường nơi trẻ sống phải sạch, vì hệ miễn dịch của trẻ đã suy giảm nếu môi trường không tốt có thể khiến trẻ mắc thêm các bệnh lý khác gây nhiễm trùng.

Hạn chế người thăm, tiếp xúc với trẻ là cách phòng bệnh tốt nhất.

Phòng bệnh sởi như nào

Theo bác sĩ Hải bệnh sởi nguy hiểm nhưng phòng được bằng cách tiêm phòng. Trẻ không tiêm được vắc xin gần như chắc chắn sẽ mắc bệnh.

Nhóm nguy cơ cao đó là trẻ nhỏ dưới tháng tuổi chưa tiêm vắc xin. Trẻ lớn có các bệnh lý suy giảm miễn dịch như ung thư, bệnh nhân thận dùng thuốc ức chế miễn dịch rất dễ mắc sởi

Cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm vắc xin. Với trẻ chưa tới tuổi tiêm vắc xin thì hạn chế tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Tiêm vắc xin sởi cho mẹ, tiêm vắc xin sẽ truyền được cho con nếu cho con bú sữa mẹ. Bác sĩ Hải khuyến cáo nên cho trẻ bú sữa mẹ để nâng cao sức đề kháng.

Thông tin trên cũng đã được các giảng viên của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ đến các bạn sinh viên đang theo học tại trường.

Nguồn theo Báo Infonet