Trong dân gian, châm cứu được xem như nghệ thuật bí truyền với nhiều tác dụng mà không cần sử dụng đến thuốc nhưng ít ai biết được những sự thật bật ngờ phía sau chúng.
- Nguyên nhân và dấu hiệu sớm nhất nhận biết bệnh đau dạ dày
- Cách phát hiện và xử trí nhanh nhất khi bị sốc phản vệ
- Tác dụng chữa bệnh, giảm béo hiệu quả nhờ châm cứu
Nghệ thuật châm cứu không đau ít ai biết
Magforwomen – Cổng thông tin sức khỏe cho rằng châm cứu là một trong những liệu pháp điều trị bệnh trong y học cổ truyền phương Đông. Nếu phương pháp y học hiện đại tìm cách cân bằng các hóa chất trong cơ thể thì Đông y lại tìm cách cân bằng năng lượng trong cơ thể con người. Như chúng ta đã biết, châm cứu và bấm huteetj là những phương pháp chữa bệnh ra đời cách đây hàng thế kỷ nhưng không phải ai cũng hiểu biết rõ ràng về nó.
Châm cứu có đau không?
Không giống như suy nghĩ của nhiều người khi những hình ảnh những chiếc kim châm vào người gây đau đớn thì chúng lại chỉ như con kiến cắn bạn. Thực chất nhưng chiếc kim châm cứu không giống như kim tiêm hay kim may mà chúng mỏng và dẻo hơn các loại kim kia gấp nhiều lần, thậm chí có những chiếc kim châm mỏng như sợi tóc. Những bác sĩ chuyên khoa châm cứu bấm huyệt cho biết khi những chiếc kim châm cứu được đâm xuyên vào da, bạn không cần sợ hãi vì chúng chỉ khiến bạn thấy đau nhói lên rồi hết chứ không giống cảm giác đau đớn dai dẳng khi bị kim đâm. Nhưng nếu bạn bị ảm ảnh và sợ hãi khi nhìn thấy kim, bạn nên nói với các thầy thuốc trước khi châm cứu để có giải pháp khắc phục.
Châm cứu không chỉ tác dụng giảm đau
Theo Y học Cổ truyền, châm cứu có rất nhiều tác dụng đối với cơ thể trong việc giảm đi những cơn đau như đau cổ, đau lưng, đau sau phẫu thuật và nhiều cơn đau khác. Không dừng lại ở đó, chấm cứu còn giúp giảm các vấn đề về kinh nguyệt bất thường, tiêu hóa, mất ngủ, dị ứng và nhiều triệu chứng khác. Để có thể phát huy được những công hiệu của châm cứu trong việc điều trị những cơn đau, điều quan trọng là bạn phải tìm đến những thầy thuốc được đào tạo bài bản và có chuyên môn cao.
Châm cứu không chỉ có tác dụng giảm đau
Châm cứu không phải là mê tín
Nhiều người hiện nay vẫn có suy nghĩ châm cứu là mê tín nhưng thực chất phương pháp chữa này không liên quan gì đến tín ngưỡng tâm linh hay tôn giáo nào cả. Y học Việt Nam chỉ ra rằng, châm cứu là một phần của ngành Y và phương pháp châm cứu được xây dựng lên với mục đích là tìm cách cân bằng năng lượng trong cơ thể con người một cách tự nhiên.
Châm cứu cũng có liều lượng như uống thuốc
Cũng giống như thuốc Tân dược trong y học hiện đại, châm cứu cũng có liều lượng riêng của chúng bằng số lầm chấm cứu để nhận biết sự thay đổi. Tuy nhiên các thấy thuốc của khuyến cáo bạn nếu trong 10 lần châm cứu mà không thấy tình trạng bệnh cải thiện thì bạn nên tìm đến thầy thuốc khác. Đặc biệt, trong quá trình điều trị bằng phương pháp châm cứu bạn không được bỏ dở giữa chừng bởi những ắc rối về sức khỏe của bạn không thể biến mất nếu chỉ châm cứu vài lần.
Không có tác dụng phụ thông thường
Phương pháp châm cứu không có tác dụng phụ như chúng ta chữa trị bằng thuốc Tây. Các thầy thuốc Đông y cho rằng tác dụng phụ của châm cứu thường tốt cho cơ thể vì nó giúp bạn thư giãn, giảm stress, ngủ tốt hơn và cải thiện tiêu hóa, từ đó năng lượng cơ thể thường tăng lên sau khi điều trị.
Có thể nói, châm cứu như một nghệ thuật của tạo hóa với những ưu điểm tuyệt vời mà không phải phương pháp điều trị nào cũng có được. Trải qua hàng trăm năm, phương pháp chấm cứu đến nay vẫn mang những giá trị nhất định và ngày càng phát huy những thế mạnh của chúng trong tương lai.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn