Yến sào rất tốt, nhưng sử dụng sai có thể lãng phí tiền và gây bệnh

Yến sào vẫn được xem là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nếu sử dụng tổ yến đúng cách, giá trị của nó sẽ tăng lên đáng kể.

Ngày 16/04/2024, 01:46:49   Tác giả : Bích Nhuần    Lượt xem: 65

Yến sào rất tốt, nhưng sử dụng sai có thể lãng phí tiền và gây bệnh

1. Phân loại tổ yến

Theo cô Thanh Nga giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM chia sẻ: Tổ yến, còn được biết đến với tên gọi là yến sào, xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau tùy thuộc vào loại chim yến. Có chim yến sử dụng lông, cỏ hoặc rơm để làm tổ. Trong số này, chỉ có hai loại là Aerodramus và Aerodramus maximus xây tổ bằng nước bọt, đồng thời chỉ tổ này có thể sử dụng làm thực phẩm.

Chim yến thường bắt đầu xây tổ vào mùa sinh sản, từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 5. Quá trình xây tổ kéo dài khoảng 33 - 35 ngày, với hình dáng giống như một cái bát dính vào vách đá hoặc tường nhà. Tổ yến bao gồm nhiều phiến mỏng, được dệt từ nhiều sợi tơ bằng nước bọt chim yến liên kết vào nhau.

2. Phân loại tổ yến theo nguồn gốc

  • Tổ yến hoang/trong động

Trên thị trường, tổ yến được phân loại thành hai loại chính là yến hoang/trong động và yến trong nhà. Yến hoang/trong động thường được chiết xuất từ hai loài chính là yến Fuciphaga (hay còn gọi là yến hàng) và yến Maxima (hay còn gọi là yến tổ đen), tuy nhiên chỉ có tổ yến của loài yến hàng được biết đến dưới danh xưng Wild/Cave Nest trên thị trường.

Tính chất nguy hiểm và khó khăn trong việc thu thập tổ yến từ hang động thường khiến cho loại tổ yến này có giá trị cao hơn so với các loại khác trên thị trường. Tổ yến hoang/trong động thường có hình dạng giống như một cái chén, với thân dày và chân cứng. Hình dạng này giúp bảo vệ trứng và yến non tránh khỏi sự xâm phạm của các loài vật khác và thời tiết khắc nghiệt.

Chân của tổ yến cần phải cứng để có thể chắc chắn gắn vào tường trong các môi trường có độ ẩm cao như hang động. Loại tổ yến này phổ biến tại các khu vực như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.

  • Tổ yến trong nhà

Loại tổ yến của yến Esculanta thường được tìm thấy trong các nhà nuôi yến. Mặc dù nhiều người có thể nghĩ rằng yến trong nhà có thể được nuôi giống như nuôi gà công nghiệp, thực tế là chúng ta phải dựa vào kỹ thuật xây dựng và thiết kế phù hợp để thu hút chim yến vào nhà làm tổ, chứ không thể nuôi chúng như nuôi gà.

3. Phân loại yến sào theo màu sắc

Vấn đề về sự đa dạng màu sắc của tổ yến vẫn là một chủ đề gây tranh cãi. Theo quan niệm dân gian ở Việt Nam, người ta tin rằng những con chim yến già hoặc chim yến trong mùa thức ăn thiếu thường sử dụng máu của chính mình kết hợp với nước bọt để xây dựng tổ. Điều này giải thích cho tại sao tổ yến có thể có màu đỏ hoặc hồng và có độ nở kém hơn so với tổ yến bạch.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều giả thuyết khác nhau về những yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, hoặc thức ăn của yến góp phần tạo ra sự đa dạng màu sắc trong tổ yến. Hơn nữa, khi tổ yến bạch được xây dựng trên các tảng đá có màu đỏ và thấm nước từ những kẽ đá, cũng có thể tạo ra màu đỏ cho tổ yến. Tuy nhiên, loại yến huyết này, do được xây dựng trên các tảng đá có độ nở tương đương với tổ yến bạch (tức là khoảng 7-9 lần).

Theo màu sắc có hai loại yến sào là yến huyết và bạch yến.

4. Lựa chọn sử dụng yến sào: Khi nào nên và khi nào không nên

Tư vấn truyền thông sức khỏe Cao đẳng Y Dược TPHCM sử dụng tổ yến đúng cách, giá trị của nó sẽ tăng lên đáng kể:

Người trẻ khỏe mạnh, có khả năng tiêu hóa tốt, có thể ăn tổ yến hàng ngày mà không gây ra tác động lớn.

Ngược lại, người cao tuổi nên tránh sử dụng tổ yến liên tục, vì điều này có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của họ.

Sử dụng tổ yến một cách không khoa học có thể gây ra các vấn đề như khó tiêu, khó chịu và gây ra những hậu quả không mong muốn đối với hệ tiêu hóa.

Các trường hợp sau đây không nên sử dụng yến sào: Người bị cảm mạo, sốt, đau đầu, đau bụng do lạnh hoặc đầy bụng, ho kèm đàm nhẹ;

Người mắc các bệnh như viêm da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiểu, sốt thực nhiệt;

Người gầy yếu, cơ thể suy nhược, tiêu hóa kém, không thể hấp thu đủ dinh dưỡng; người dương hư, tiểu nhiều, tiểu dẻo, nước tiểu trong; trẻ em dưới 07 tháng tuổi hoặc đang ốm...

Những người nêu trên không nên sử dụng yến sào vì họ không thể hấp thu được các chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm từ tổ yến, có thể làm tăng nguy cơ trở nên nặng hơn về bệnh tình.

5. Liều lượng sử dụng yến sào đúng cách

Trẻ em từ 1 đến 4 tuổi: 1-2 gram tổ yến tinh/ngày.

Trẻ em từ 4 tuổi trở lên, phụ nữ mang thai và thanh niên: 2-3 gram yến tinh/ngày.

Người già, người mắc các bệnh (như đái tháo đường, ung thư, hoặc mới ốm dậy...): 3-4 gram yến tinh/ngày.

Nhiều người coi yến sào như một loại thuốc và tin rằng có thể sử dụng để điều trị bệnh tật. Tuy nhiên, cần nhớ rằng yến sào là một loại thực phẩm bổ dưỡng với nhiều tác dụng, và chúng nên được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng. Vì vậy, không nên sử dụng quá mức cần thiết.

Tin Y tế Việt Nam tổng hợp và chia sẻ