- Ưu và nhược điểm của việc vo gạo trước khi nấu
- Rau Lang có lợi ích gì đối với sức khỏe và lưu ý khi dùng để đảm bảo an toàn
1. Nguy hiểm từ Hạt Cherry
Theo giảng viên cô Thanh Nga tại Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hạt cherry là một trong những loại thực phẩm độc gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không sử dụng đúng cách. Trong hạt cherry chứa cyanogenic, khi tiếp xúc với nước trong cơ thể, cyanogenic sẽ chuyển hoá thành amygdalin - một chất độc cyanide. Amygdalin là một trong những chất độc có tác động trực tiếp đến hệ hô hấp và có thể dẫn đến tử vong nếu tiếp xúc.
Hạt cherry là thực phẩm gây tử vong nếu không dùng đúng cách
Vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị rằng khi tiêu thụ quả cherry, không nên nhai hoặc nuốt hạt. Tiếp xúc với hạt cherry có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc như đau đầu, nóng lưỡi, đau bụng, chóng mặt, kích thích và thở nhanh sâu. Những triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu tiếp tục tiếp xúc với cyanide, bao gồm hôn mê, rối loạn ý thức, tụt huyết áp, ngừng thở hoặc co giật. Trong các trường hợp nghiêm trọng, người tiêu thụ có thể gặp phải các biểu hiện như đau tức ngực, mạch chậm, rối loạn huyết động, ngừng tuần hoàn hoặc thậm chí tử vong.
2. Nguy hiểm từ Hạt Táo
Hạt táo là một thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc và cần được tiêu thụ cẩn thận. Trong hạt táo chứa chất amygdalin, khi tiếp xúc với dạ dày sẽ sản sinh cyanide, gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, co giật, chóng mặt, buồn nôn hoặc bất tỉnh nếu tiêu thụ một lượng nhỏ. Mặc dù việc tiêu thụ cyanide trong hạt táo ở mức độ nhỏ không gây nguy hiểm lớn do hạt táo được bảo vệ bởi lớp vỏ bên ngoài, nhưng tiếp tục nhai và nuốt liên tục khoảng 20-25 hạt táo có thể gây ngộ độc cyanide. Nếu không được xử lý kịp thời, ngộ độc có thể ảnh hưởng đến hệ thống não bộ và tuần hoàn, có thể dẫn đến tử vong.
3. Nguy hiểm từ Hạnh Nhân Đắng
Hạnh nhân, một trong những loại hạt phổ biến nhất trên toàn cầu, thực tế lại là một trong những thực phẩm độc gây ngộ độc đáng chú ý. Đặc biệt, hạnh nhân đắng chứa glycoside amygdalin - một hợp chất hóa học có khả năng chuyển hóa thành cyanide khi tiêu thụ vào cơ thể.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ăn từ 6 đến 10 quả hạnh nhân đắng có thể đủ để gây ra các triệu chứng ngộ độc nghiêm trọng đối với một người trưởng thành. Nếu tiêu thụ từ 50 quả hạnh nhân đắng trở lên, có thể dẫn đến ngộ độc gây tử vong. Vì vậy, tốt nhất là nên ưu tiên tiêu thụ hạnh nhân ngọt, mặc dù chúng cũng chứa amygdalin nhưng với hàm lượng thấp hơn tới 1000 lần so với hạnh nhân đắng.
Khế cũng là loại thực phẩm gây độc khi không sử dụng đúng cách
4. Nguy hiểm từ Quả Khế
Quả khế, một loại trái cây phổ biến với nhiều người, nhưng cũng là một thực phẩm độc có thể gây tử vong nếu không được sử dụng đúng cách. Đặc biệt, khế có thể gây hại đối với những người mắc bệnh thận, vì vậy nếu bạn gặp vấn đề về cơ quan này, hãy loại bỏ khế khỏi chế độ ăn uống của mình.
Theo chia sẻ giảng viên Cao đẳng Dược tại trường cho biết: Nguyên nhân chính là do khế chứa caramboxin - một chất độc thần kinh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với những người có chức năng thận suy yếu hoặc đang phải sử dụng thận nhân tạo. Khi tiếp xúc với caramboxin, cơ thể người bệnh có thể phát hiện các triệu chứng như nôn mửa, nấc cụt, co giật, rối loạn tâm thần và thậm chí là tử vong.
Ngoài ra, khế cũng chứa một lượng đáng kể acid oxalic - một chất phản dinh dưỡng. Vì vậy, những người mắc bệnh sỏi thận nên tránh tiêu thụ khế vì việc hấp thụ hàm lượng lớn acid oxalic có thể gây ra sự tái phát của bệnh.
5. Nguy hiểm từ Quả Cơm Cháy
Cây cơm cháy là một loại cây phổ biến được trồng ở Châu Âu, thường được sử dụng dưới dạng xi-rô hoặc chất bổ sung nhằm củng cố hệ thống miễn dịch và điều trị một số triệu chứng của cảm cúm, cảm lạnh hoặc táo bón. Quả cơm cháy cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe bởi chúng giàu canxi, chất xơ, kali, sắt và các vitamin A, C và B6.
Tuy nhiên, nhiều người có thể ngạc nhiên khi biết rằng loại quả này cũng nằm trong danh sách thực phẩm gây ngộ độc cần phải thận trọng khi tiêu thụ. Thực tế, việc ăn quả mọng, lá hoặc vỏ cây cơm cháy chưa chín có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc. Nguyên nhân chính là do trong quả cơm cháy xanh chứa lectin và cyanide - hai chất hóa học gây ra các phản ứng như buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Vì vậy, để tránh nguy cơ ngộ độc không mong muốn, bạn nên chỉ ăn quả cơm cháy khi chúng đã chín hẳn.
Tin Y tế Việt Nam tổng hợp và chia sẻ