Tìm hiểu về thủ thuật ghép giác mạc

Ghép giác mạc là một thủ thuật thay thế một phần giác mạc của bạn bằng mô giác mạc khỏe mạnh từ người hiến giúp khôi phục thị lực và cải thiện triệu chứng của người bệnh.

Ngày 05/08/2019, 06:09:19   Tác giả : Văn Quyết    Lượt xem: 834

Tìm hiểu về thủ thuật ghép giác mạc
Tìm hiểu về thủ thuật ghép giác mạc

Ghép giác mạc là thủ thuật gì?

Giác mạc như là một tấm kính trong suốt nằm phía trước nhãn cầu. Nó cho phép ánh sáng đi qua giúp tế bào thị giác nằm ở võng mạc nhận biết được hình ảnh sau đó truyền lên não.

Ghép giác mạc là một thủ thuật của các bệnh chuyên khoa mắt khi thay thế một phần giác mạc của bạn bằng mô giác mạc khỏe mạnh từ người hiến tặng. Ghép giác mạc giúp khôi phục thị lực, giảm đau và cải thiện triệu chứng khi giác mạc bị tổn thương

Chỉ định của ghép giác mạc

Theo chia sẻ tại Tin Tức Y Tế thì vấn đề ghép giác mạc được chỉ định điều trị khôi phục thị lực cho người bị tổn thương giác mạc. Ghép giác  mạc cũng có thể làm giảm đau hoặc các dấu hiệu và triệu chứng khác liên quan đến các bệnh của giác mạc.

Tìm hiểu về thủ thuật ghép giác mạc
Thủ thuật ghép giác mạc

  • Giác mạc phình ra bên ngoài, giác mạc hình chóp
  • Chứng loạn dưỡng giác mạc
  • Giác mạc mỏng, bị thủng
  • Đục giác mạc
  • Sẹo giác mạc do nhiễm trùng hoặc chấn thương
  • Bóc tách giác mạc
  • Loét giác mạc
  • Biến chứng do phẫu thuật mắt trước đó

Rủi ro khi thực hiện ghép giác mạc

Ghép giác mạc là một thủ thuật tương đối an toàn. Tuy nhiên, nó vẫn có thể gặp rủi ro và các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Nhiễm trùng mắt sau phẫu thuật
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể thứ phát
  • Tăng áp lực trong nhãn cầu
  • Sưng nề giác mạc
  • Giảm thị lực
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Giác mạc người hiến không phù hợp với người được ghép dẫn đến tình trạng đào thải giác mạc

Những điều cần lưu ý trước khi tiến hành ghép giác mạc

Trước khi phẫu thuật ghép giác mạc bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát mắt và toàn bộ cơ thể qua đó đánh giá tình trạng tổn thương mắt để có phương pháp điều trị phù hợp cụ thể:

 - Bác sĩ nhãn khoa sẽ xác định kích thước giác mạc của người hiến tặng.

- Đánh giá tất cả các loại thuốc và thực phẩm chức năng bạn đang dùng. Bạn có thể cần phải ngừng dùng một số loại thuốc trước hoặc sau khi ghép giác mạc.

- Điều trị các vấn đề về mắt khác: Các vấn đề về mắt không liên quan như nhiễm trùng hoặc viêm có thể làm giảm khả năng ghép giác mạc thành công. Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị những vấn đề đó trước khi phẫu thuật.

- Bác sĩ sẽ tư vấn và giải thích những rủi ro và nguy cơ khi thực hiện thủ thuật.

Ghép giác mạc được tiến hành như thế nào?

  • Thời gian tiến hành phẫu thuật khoảng 1 – 1,5 giờ tùy thuộc thể trạng và tình trạng người bệnh.
  • Đầu tiên bác sẽ tiến hành gây mê hoặc cho bệnh nhân uống thuốc an thần tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ giác mạc bệnh lý và thay thế bằng phần giác mạc khỏe mạnh của người hiến,mảnh ghép giác mạc được khâu cố định bằng chỉ đường kính nhỏ nếu là ghép giác mạc toàn bộ chiều dày hoặc ghép giác mạc lớp trước.

Ghép giác mạc được tiến hành như thế nào?
Ghép giác mạc được tiến hành như thế nào?

  • Kết thúc phẫu thuật, người bệnh sẽ băng mắt một ngày và tái khám, bỏ băng vào ngày hôm sau. Người bệnh sẽ nhỏ thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ và sử dụng kính bảo về mắt khi đi ra ngoài trời.

Chăm sóc mắt sau khi phẫu thuật ghép giác mạc

  • Khám định kỳ mắt: Sau phẫu thuật ghép giác mạc bạn cần định kỳ khám mắt 3 – 6 tháng/ lần.
  • Thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ: Tăng cường nhỏ nước mắt nhân tạo, uống thuốc theo đơn,tránh gió bụi gây tổn thương mắt, luôn tuân thủ chế độ điều trị phòng ngừa nguy cơ đào thải mảnh ghép.
  • Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng sau cần đến cơ sở y tế nhãn khoa để được khám và điều trị kịp thời bao gồm: giảm thị lực, mắt đỏ, cộm và chảy nước mắt. Nếu như không điều trị kịp thời mảnh ghép có thể bị đào thải.

Nguồn: http://ytevietnam.net.vn