Tìm hiểu nguyên nhân, tác hại khi trẻ thường xuyên bị nôn trớ

Bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện, cơ tim yếu, dạ dày ở tư thế nằm ngang là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng nôn trớ nguy hiểm ở trẻ nhỏ.

Ngày 16/09/2017, 15:05:55   Tác giả :     Lượt xem: 958

Nôn trớ xuất hiện báo hiệu nhiều căn bệnh khác nhau ở cơ thể trẻ, nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn và suy dinh dưỡng.

     Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nôn trớ ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nôn trớ ở trẻ

Vì sao trẻ rất dễ bị nôn trớ?

Theo các chuyên gia chương trình Sức khỏe Mẹ và bé chia sẻ: nôn trớ là một trong những phản xạ tự động của cơ thể nhằm chống lại nguy cơ hóc - nghẹn đặc biệt khi bé bước vào thời kỳ ăn dặm, nôn trớ đôi khi còn tốt cho bé và là phản xạ tự nhiên. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nôn trớ ở trẻ, việc mẹ ép trẻ ăn hay uống sữa quá nhiều là nguyên nhân hàng dầu gây ra tình trạng này.

Đặc biệt với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, nếu ép trẻ uống sữa nhiều một ngày trẻ  sẽ có nguy cơ nôn trớ thường xuyên. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, khóc quá nhiều cũng gây kích thích cổ họng và gây ra phản xạ. Ngoài ra, khi mẹ ép ăn nhiều khiến dạ dày bị đầy không kịp tiêu hóa từ đó sinh ra hiện tượng trào ngược dạ dày dẫn tới nôn trớ.

Tác hại nguy hiểm khi trẻ nôn trớ nhiều lần

Trên thực tế, nếu bé bị nôn trớ một vài lần thì không đáng lo nhưng nếu bé bị nôn trớ nhiều lần thì mẹ cần phải lưu ý. Vì việc này giống như bệnh lý, nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nặng nề tới sự phát triển của trẻ.

          Nôn trớ kéo dài sẽ khiến trẻ còi xương và suy dinh dưỡng

Nôn trớ kéo dài sẽ khiến trẻ còi xương và suy dinh dưỡng

Trong đó, nôn trớ thường xuyên liên tục có thể dẫn tới:

  • Rối loạn tiêu hóa: Nôn trớ nhiều khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng  gây tình trạng đau bụng, chướng bụng, đi ỉa.
  • Viêm dạ dày: Khi thức ăn vào dạ dày nhưng chưa kịp tiêu hóa lại trào ngược lên trên và khiến trẻ nôn ói, nhiều lần như vậy khiến dạ dày bị tổn thương, thậm chí trẻ sẽ bị xuất huyết dạ dày.
  • Biếng ăn, sợ ăn do nôn trớ quá nhiều lần. Mỗi lần nôn trớ bé thường khóc, có cảm giác sợ hãi mùi vị thức ăn và không muốn dung nạp thêm bất kì loại thức ăn nào.
  • Suy dinh dưỡng, chậm lớn là tác hại dễ nhìn thấy nhất nếu bé nôn trớ quá nhiều. Rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày dẫn tới việc hấp thu dinh dưỡng bị hạn chế, từ đó bé càng chậm lớn và nhẹ cân hơn so với bạn cùng trang lứa.

Vì vậy, mẹ nên đề ra phương pháp cũng như đổi mới chế độ dinh dưỡng cho trẻ sau những lần thường xuyên bị nôn trớ, để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể bé đầy đủ.

Cách khắc phục tình trạng nôn trớ ở trẻ

Nếu nhận thấy bé nôn trớ nhiều lần trong ngày và lặp tình trạng này thường xuyên thì mẹ cần phải nghiên cứu và đổi phương pháp ăn cho trẻ. Các chuyên gia chương trình nuôi dạy trẻ, cũng khuyến cáo: nếu thấy trẻ vẫn nôn trớ thường xuyên thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ vì có thể bé đang mắc các bệnh về hẹp môn vị, viêm dạ dày, để lâu sẽ rất nguy hiểm.

Nếu tình trạng trẻ nôn trớ kéo dài có thể trẻ đã mắc các bệnh về dạ dày và tiêu hóa

Nếu tình trạng trẻ nôn trớ kéo dài có thể trẻ đã mắc các bệnh về dạ dày và tiêu hóa

Trong trường hợp trẻ không có bệnh lý gì mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau để giúp trẻ tránh khỏi tình trạng này:

Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho bú sữa nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít không nên ép bé bú nhiều một lúc, tránh để trẻ bị sặc sữa. Khi trẻ bú xong cần bế trẻ trên vai hoặc đùi, vỗ nhẹ phần lưng để trẻ ợ hơi dễ dàng. Sau 20 phút mới cho trẻ nằm xuống để tránh tình trạng nôn trớ tái diễn.

Đối với trẻ ăn dặm, tùy theo độ tuổi của trẻ mà cho ăn thức ăn có độ nhuyễn, thô hợp lý. Vì nếu trẻ chưa ăn thô được nhiều, mẹ cho ăn có thể khiến con bị nghẹn hóc, đồng thời khi bé khóc tuyệt đối không cho bé ăn hoặc uống nhiều sữa vì có thể khiến bé nuốt nhiều không khí, căng dạ dày tạo ra tình trạng nôn ói.

Nôn trớ không chỉ gây ra phiền toái , khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện ở bé. Chính vì vậy, mẹ nên lưu ý khi trẻ gặp phải tình trạng này trong thời gian dài và có phương pháp điều trị tốt nhất.

  Nguồn: ytevietnam.net.vn