Tiểu đường thai kỳ và những điều cần biết

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý nội tiết phổ biến phát triển trong thai kỳ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến mẹ bầu và thai nhi.

Ngày 14/07/2019, 07:27:02   Tác giả : Văn Quyết    Lượt xem: 1320

Tiểu đường thai kỳ và những điều cần biết
Tiểu đường thai kỳ và những điều cần biết

Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì?                                                                                                                                        Theo tổng hợp tại mục mẹ bầu cho thấy, bệnh tiểu đường thai kỳ là bệnh lý nội tiết phát triển trong thai kỳ. Bệnh tiểu đường thai kỳ dẫn đến nồng độ đglucose trong máu tăng cao bất thường gây ảnh hưởng đến thai kỳ và sức khỏe của em bé.

Phụ nữ mang thai có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ bằng cách thay đổi chế độ sinh hoạt hàng ngày và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Kiểm soát lượng đường trong máu giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm thai kỳ.

Triệu chứng nhận biết tiểu đường thai kỳ?

Hầu hết phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng đáng chú ý, dễ bị bỏ qua. Thông thường bệnh được phát hiện thông qua khám thai và xét nghiệm định kỳ. Một số dấu hiệu đặc trưng khi mắc bệnh bao gồm:

  • Khát nước thường xuyên, hay thức giấc giữa đêm để uống nước.
  • Đi tiểu nhiều lần và lượng nước tiểu cũng nhiều so với các thai phụ khác.
  • Âm đạo dễ bị viêm nhiễm, dùng các thuốc trị nấm thông thường không hết.
  • Sụt cân, mệt mỏi.

Triệu chứng nhận biết tiểu đường thai kỳ?
Triệu chứng nhận biết tiểu đường thai kỳ?

Các yếu tố tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ

Bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nhưng một số phụ nữ có nguy cơ cao hơn. Các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường thai kỳ bao gồm:

  • Tuổi lớn hơn 25: Phụ nữ trên 25 tuổi có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ tăng nếu một thành viên thân thiết trong gia đình như cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh tiểu đường typ 2.
  • Thừa cân: Bạn có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nếu bạn thừa cân với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên.

Biến chứng khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Hầu hết phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thai kỳ không được kiểm soát có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao gây ra vấn đề cho bạn và em bé.

  • Biến chứng có thể ảnh hưởng đến em bé của bạn: Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, em bé của bạn có thể tăng nguy cơ:

- Cân nặng khi sinh quá cao:  Glucose bổ sung trong máu của bạn đi qua nhau thai, điều này kích hoạt tuyến tụy của em bé tạo ra thêm insulin khiến em bé phát triển quá lớn gây nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

- sinh non: Lượng đường trong máu cao của người mẹ có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh con trước ngày sinh của em bé.

- Hạ đường huyết: Một số trường hợp trẻ sơ sinh có mẹ bị tiểu đường thai kỳ dẫn đến lượng đường trong máu thấp ngay sau khi sinh vì sản xuất insulin của trẻ tăng cao. Các đợt hạ đường huyết nghiêm trọng có thể gây co giật ở trẻ.

  • Các biến chứng có thể ảnh hưởng đến bạn: Bệnh tiểu đường thai kỳ cũng có thể làm tăng nguy cơ của người mẹ:

- Huyết áp cao và tiền sản giật: Bệnh tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ huyết áp cao cũng như tiền sản giật - một biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ có thể đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và bé.

Tiểu đường thai kỳ và những điều cần biết
Tiểu đường thai kỳ là gì?

- Bệnh tiểu đường thật sự: Bạn bị tiểu đường thai kỳ sẽ có nhiều khả năng bị lại bệnh trong lần mang thai sau và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường typ 2 khi lớn tuổi.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ như thế nào?

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Chọn thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo và calo. Tập trung ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc.
  • Tập thể dục hàng ngày: Tập thể dục trước và trong khi mang thai có thể giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh tiểu đường thai kỳ. Đặt mục tiêu cho 30 phút hoạt động vừa phải vào hầu hết các ngày trong tuần như đi bộ, bơi…
  • Giảm cân thừa trước khi mang thai: Các bác sĩ  khuyên cáo nếu bạn đang có kế hoạch mang thai và thể trạng béo nên giảm cân trước khi mang thai có thể giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh hơn.

Theo Hoàng Thị Hậu – GV Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Nguồn:  Y tế Việt Nam