Tăng nguy cơ tử vong cao vì tự ý truyền dịch khi ốm, sốt

Mỗi khi cơ thể mệt mỏi, ốm, sốt nhiều người thường truyền dịch với hi vọng được khỏe mạnh. Tuy nhiên vì không chuyên môn, không hiểu biết nên đã có người mất mạng khi tự ý truyền dịch.

Ngày 18/10/2018, 03:35:43   Tác giả : Nụ An    Lượt xem: 14598

Việc tự ý truyền dịch luôn tồn tại rất nhiều rủi ro

Việc tự ý truyền dịch luôn tồn tại rất nhiều rủi ro

Như tin tức y tế đã đưa tin trước đó, mới đây cháu N.G.B. 22 tháng tuổi, ngụ tại thôn Lại Hoàng, xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội đã tử vong do liên quan đến việc truyền dịch khiến nhiều người hết sức bàng hoàng. Mặc dù việc tự ý truyền dịch đã được cảnh báo là hết sức nguy hiểm cũng như tồn tại nhiều rủi ro nhưng vẫn khá nhiều người thờ ơ và coi thường tính mạng bản thân.

Mất mạng vì truyền dịch khi ốm, sốt

Nguyên nhân của sự việc trên vẫn đang chờ các cơ quan chức năng điều tra làm rõ, và trường hợp của bé B là do bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, đã có nhiều bài học đắt giá cho việc người dân thường có thói quen, cứ ốm, sốt là tự ý truyền dịch, thậm chí có người còn yêu cầu nhân viên y tế cho truyền dịch để nhanh khỏe.

Được biết cháu B không phải trường hợp đầu tiên bị cấp cứu ngay sau khi truyền dịch mà trước đó các bác sĩ BV Việt Nam Thụy Điển, Uông Bí đã phải cấp cứu cho một người phụ nữ 56 tuổi vì bị sốc phản vệ độ III, tiên lượng rất nặng do tự ý ra hiệu thuốc mua nước hoa quả để truyền dịch tại nhà. Theo như lời kể của bệnh nhân này, trước đây mỗi khi mệt mỏi bà thường ra mua nước hoa quả và về nhờ cháu có biết chuyên môn về cắm dịch truyền làm giúp. Lần này cũng vậy, nhưng sau cắm kim được khoảng 10 phút, bà thấy trong người khó chịu, mệt mỏi, buồn nôn, rét run. Gia đình vội vàng đưa đến viện. Các bác sĩ cho biết rất may người phụ nữ này đến việc kịp nên đã được các bác sĩ cấp cứu và xử trí kịp thời nếu không không biết chuyện gì sẽ xảy ra.

Việc truyền dịch cần được sự chỉ định của bác sĩ cũng như những người có chuyên môn

Việc truyền dịch cần được sự chỉ định của bác sĩ cũng như những người có chuyên môn

Quan niệm sai lầm khi tự ý truyền dịch

Trước vấn đề về việc nhiều người dân tự ý truyền dịch khi chưa có sự đồng ý của các bác sĩ, PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, việc một số người cứ thấy sốt, mệt mỏi lập tức nghĩ đến truyền dịch là quan niệm sai lầm. Sốt, mệt chỉ là triệu chứng của rất nhiều loại bệnh khác nhau. Việc tiêm, truyền cho bệnh nhân phải có chỉ định của bác sĩ. Tức là bác sĩ sẽ phải xác định được biểu hiện mệt, sốt là do bệnh gì, bệnh có cần phải truyền dịch không?. Trong trường hợp bắt buộc phải truyền, thì bác sĩ sẽ phải tính toán kỹ lượng truyền bao nhiêu, thời gian chảy giọt truyền như thế nào chứ không thể truyền bừa bãi. Việc tự ý truyền dịch sẽ vô cùng nguy hại đến sức khỏe giới tính của người bệnh. Ngay cả khi người bệnh bị mất nước, bác sĩ vẫn khuyên uống nước bồi phụ tốt hơn là truyền dịch.

Cũng như theo đúng quy định thì trước khi truyền cần phải khám tim, phổi, đo mạch… để kiểm tra sức khỏe tổng thể như thế mởi đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả trong quá trình tuyền dịch. Việc tự ý truyền dịch tại nhà sẽ làm gia tăng nguy cơ khiến tim quá tải, không chịu được dịch truyền, gây ra các tai biến. Những người già, thận yếu, có thể khiến phù não, tai biến trên não. Trẻ nhỏ có thể tử vong do shock phản vệ, nhiễm trùng máu quá tải dịch gây phù phổi, suy hô hấp, suy tim. Vì vậy người dân tuyệt không được tự ý tiêm, truyền dịch tại nhà để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Nguồn: ytevietnam.net.vn