Tác hại của việc thiếu sắt đến sức khỏe

Sắt là một trong những thành phần đóng vai trò quan trọng trong cơ thể người. Thiếu sắt không chỉ dẫn đến tình trạng thiếu máu mà còn gây ra nhiều vấn đề khác về sức khỏe của con người.

Ngày 06/07/2019, 07:40:21   Tác giả : Văn Quyết    Lượt xem: 2247

Vậy nguyên nhân và tác hại của việc thiếu sắt là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này nhé!

Tác hại của việc thiếu sắt đến sức khỏe
Tác hại của việc thiếu sắt đến sức khỏe

Nguyên nhân nào gây thiếu sắt?

Theo Tin Y tế tổng hợp, hiện nay có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị thiếu sắt có thể kể đến như:

  • Chế độ ăn uống thiếu chất là nguyên nhân chủ yếu gây ra thiếu sắt: Không sử dụng thực phẩm giàu sắt, cung cấp không đủ nhu cầu  hay trong chế độ ăn có nhiều chất ngăn cản hấp thu sắt…
  • Mất máu nhiều lần bởi các nguyên nhân khác nhau: Do vết thương, phẫu thuật,…
  • Ở phụ nữ, thời kỳ kinh nguyệt kéo dài, mất nhiều máu, u xơ, chảy máu tử cung là nguyên nhân làm mất một lượng sắt nhất định.
  • Chảy máu trong cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng thiếu sắt, đây là dạng mất máu khó phát hiện và diễn biến từ từ. Có nhiều nguyên nhân gây chảy máu trong, như là: chảy máu do lở loét, ung thư ruột kết, việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc giảm đau, aspirin, những loại thuốc kháng viêm, chảy máu đường tiết niệu.
  • Khả năng hấp thụ sắt thấp: Có nhiều trường hợp bệnh nhân khó hấp thụ sắt mặc dù vẫn thu nạp đủ lượng sắt từ thực phẩm vào trong cơ thể. Nguyên nhân là bởi người bệnh có thể mắc các bệnh liên quan tới đường ruột....

Tác hại của việc thiếu sắt

Thiếu sắt là nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm cho trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi, đặc biệt là các chứng bệnh liên quan đến hệ tim mạch, hô hấp. Cụ thể các vấn đề sức khỏe liên quan đến tình trạng thiếu sắt gồm có:

Tác hại của việc thiếu sắt
Tác hại của việc thiếu sắt

  • Tình trạng tim đập nhanh gây căng thẳng, mệt mỏi, nhức đầu

Đây là dấu hiệu phổ biến nhất và dễ nhận thấy khi bị thiếu máu do thiếu sắt. Hemoglobin là thành phần chứa nhiều sắt, chịu trách nhiệm vận chuyển oxy đến các mô, việc thiếu hụt hemoglobin tức là lượng sắt không hấp thụ đủ đồng nghĩa với việc vận chuyển oxy đến các mô bị sụt giảm, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt... và hệ quả của nó là làm suy giảm chức năng của hệ hô hấp và hệ tim mạch.

  • Rụng tóc, bong móng, da xanh xao

Thiếu sắt là nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu, điều này khiến cho da bệnh nhân bị nhăn nheo, móng tay mỏng đi và tóc dễ bị rụng.

  • Giảm trí nhớ và trí thông minh

Nhiều nhà khoa học đã chứng minh tình trạng thiếu sắt trong thời gian dài dẫn đến việc suy giảm trí nhớ, khả năng tư duy và trí thông minh ở con người. Phụ nữ mang thai và trẻ em là hai đối tượng dễ bị tác động nhất khi không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ. Ngoài ra, hiện tượng thiếu sắt cũng thường xảy ra ở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt.

  • Hệ miễn dịch và khả năng sinh sản bị suy giảm

Đây là thực trạng khá phổ biến, đang diễn ra tại các nước kém phát triển. Trẻ em ở những quốc gia này có tỷ lệ suy dinh dưỡng khá cao, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu máu. Thiếu sắt dẫn đến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm.

  • Các hoạt động bị đình trệ, chất lượng công việc và cuộc sống bị giảm sút

Tình trạng thiếu sắt trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn các chức năng hoạt động trong cơ thể. Các quá trình hoạt động của cơ thể cũng vì thế bị hạn chế đi rất nhiều.

Tác hại của việc thiếu sắt đến sức khỏe
Tác hại của việc thiếu sắt là gì?

Biện pháp phòng tránh thiếu sắt

  • Biện pháp bền vững nhất để cải thiện tình trạng thiếu sắt đó là cải thiện, đa dạng hóa dinh dưỡng bữa ăn; tăng cường ăn các thực phẩm giàu sắt.
  • Bổ sung sắt bằng các loại viên uống bổ sung. Đặc biệt là ở đối tượng phụ nữ đang mang thai.
  • Cần tăng cường sắt vào thực phẩm: đây là giải pháp chiến lược có hiệu quả và an toàn cao. Sắt sẽ được tăng cường vào các loại thực phẩm như bánh quy, bánh dinh dưỡng, nước mắm, bột dinh dưỡng,...
  • Ngoài ra cần phòng chống các bệnh nhiễm ký sinh trùng, sốt rét và cần vệ sinh môi trường.

Theo (http://ytevietnam.net.vn) Nguyễn Thảo - Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur