Hàng loạt Bác sĩ giỏi BV công xin nghỉ việc đầu quân cho BV tư

“Chảy máu nhân lực” ở BV công đã là câu chuyện cũ nhưng chưa bao giờ thôi nhức nhối, đặc biệt khi hầu hết bác sĩ xin nghỉ việc đều đầu quân cho BV tư nhân.

Ngày 01/08/2017, 08:27:59   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 67554

Thực tế theo chia sẻ của Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến thì sau khi hàng loạt các bác sĩ bệnh viện xin nghỉ việc đã để khoảng trống “nhân lực” cực kỳ lớn. Việc này khiến cho những người còn lại buộc phải gồng lên để “gánh” bệnh nhân với tình trạng quá tải và áp lực vô cùng lớn.

Hàng loạt Bác sĩ giỏi BV công xin nghỉ việc đầu quân cho BV tư

Hàng loạt Bác sĩ giỏi BV công xin nghỉ việc đầu quân cho BV tư

Bác sĩ Việt Nam chuẩn đầu vào..nhưng đầu ra thì bỏ ngỏ

Trên thực tế, nghề Y là một nghề đặc thù, là niềm mơ ước của nhiều bạn trẻ yêu thích công việc này. Sự thật là điểm chuẩn của Trường Đại học Y Hà Nội năm 2017 năm đầu tiên các trường có thể chủ động tuyển sinh và các thí sinh có quyền điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển ở mức “chót vót” trong nhiều năm qua. Điểm chuẩn của ngành Y đa khoa cao nhất đang ở ngưỡng 29,25 điểm. Điều này chứng tỏ không ít các bạn thí sinh đăng ký xét tuyển đạt mức điểm gần như tuyệt đối vẫn chưa thể trúng tuyển vào trường. Số lượng thí sinh đăng ký ngày càng nhiều với hàng chục nghìn, không chỉ ở Đại học Y Hà Nội mà các trường đại học Y Dược khác như Đại học Y Thái Bình, Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Đại học Y Dược Cần Thơ, Đại học Y Thái Bình…vv đồng loạt tăng điểm chuẩn năm 2017. Thêm vào đó, theo quy định thì kinh phí của các trường đại học Công lập khối ngành Y Dược tăng học phí để tự chủ trong tuyển sinh và đào tạo nhằm mang đến cho các em một môi trường học tập chất lượng, chuyên nghiệp và đảm bảo thực hành tốt để phục vụ cộng đồng.
Tuy nhiên, yêu cầu đầu vào lại không tương đương với đầu ra. Học 5 – 6 năm với thời gian học kín lịch cùng với lý thuyết, thực hành, trực ca tối, giải phẫu…rồi cầm được tấm bằng với biết bao mồ hôi, nước mắt và tiền bạc nhưng lại có một chặng đường sự nghiệp hết sức gập gềnh và khó khăn. Con số sinh viên tốt nghiệp Y Dược có thể làm việc trong một bệnh viện công với mức thu nhập bèo bọt và hệ số ngặt nghèo. Họ phải mất rất nhiều năm để có thể phấn đấu, rèn luyện và cống hiến để được đền đáp xứng đáng với những năm tháng thanh xuân đẹp nhất của tuổi trẻ cho nghề Y, cho việc học và cho người bệnh của mình. Có nhiều người phấn đấu để học giỏi nhưng ra trường vẫn chịu làm không công cho các cơ sở y tế không tên tuổi để lấy kinh nghiệm, có những bác sĩ nội trú vẫn gồng mình lên với cơm áo gạo tiền sau nhiều năm cống hiến cho người bệnh. Vậy mới nói ở nước ta, đào tạo bác sĩ chỉ chuẩn đầu vào còn đầu ra thì “đem con bỏ chợ”.

Bác sĩ Việt Nam chuẩn đầu vào ...nhưng đầu ra thì bỏ ngỏ

Bác sĩ Việt Nam chuẩn đầu vào ...nhưng đầu ra thì bỏ ngỏ

Bệnh viện công: người ngoài muốn vào..người trong muốn ra?

Tuy nhiên, lại có một thực tế rất khó hiểu là đã làm ở bệnh viện công rồi nhưng rất nhiều bác sĩ có kinh nghiệm, đã có tay nghề lại lần lượt xin nghỉ việc, bỏ lại áp lực và gánh nặng bệnh nhân ngày càng đông cho các đồng nghiệp ở lại. Tại sao “thực trạng người ngoài muốn vào còn người trong muốn ra” ở bệnh viện công vẫn cứ diễn ra nhiều đến thế. Trong khi nhiều năm qua, BV Phổi Đà Nẵng không thể tuyển được cán bộ y tế mới. Đơn vị này đang có 11 bác sĩ, trong đó có 3 lãnh đạo, phải “gánh”đến 110 giường bệnh ở Bv Phổi Đà Nẵng.

Tương tự như trên trên trang Y tế Việt Nam đưa tin khoa Ngoại thần kinh, BV Đà Nẵng thì quá tải trước đến nay, nhất là vào ngày cao điểm bệnh viện tiếp nhận hơn 230 bệnh nhân nên phải kê thêm giường bệnh. Câu chuyện quá tải trên cũng được lặp lại ở BV Đà Nẵng cũng xảy ra ở một số khoa như Ngoại chấn thương, Nội tim mạch, Cấp cứu…Bác sĩ Trần Ngọc Thạnh, Giám đốc BV Đà Nẵng đơn vị quá tải hơn 5 năm nay mà không thể giải quyết vì không tuyển được cán bộ y tế. Bên cạnh đó, BV Phụ sản - Nhi Đà Nẵng, phải để bệnh nhân nằm hành lang để đủ chỗ điều trị. Nhiều bệnh viện ở Đà Nẵng phải ghép giường, có 900 giường nhưng phải kê thành 1.600 giường. Thế nhưng cán bộ y bác sĩ ở các bệnh viện này lại ồ ạt xin nghỉ việc, khiến cho tình trạng quá tải ngày một trở nên trầm trọng hơn. Bác sĩ Lê Văn Đức cho hay ở đơn vị trong 10 năm có đến 6 bác sĩ đã xin nghỉ việc để đầu quân cho các bệnh viện tư với mức thu nhập và chế độ đãi ngộ tốt hơn nhiều lần. Tình trạng chảy máu nhân lực bác sĩ giỏi ở BV Đà Nẵng cũng lặp lại với các bệnh viện lớn như: BV Đà Nẵng (7 người), BV Phụ Sản - Nhi (3 người)…hơn 20 người ở các bệnh viện ở Đà Nẵng cũng bỏ bệnh viện công.

Bệnh viện công: người ngoài muốn vào..người trong muốn ra?

Bệnh viện công: người ngoài muốn vào..người trong muốn ra?

Thông tin từ thầy Phạm Tất Đạt, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì trong khi bệnh nhân đông lên, bác sĩ xin nghỉ việc nhưng theo Giám đốc BV Đà Nẵng Trần Ngọc Thạnh cho hay 2 năm qua không tuyển được bác sĩ mới khiến những người còn lại phải gồng mình gánh bệnh nhân quá đông. Theo số liệu thống kê ở Đà Nẵng hiện có hơn 1.000 bác sĩ, tỉ lệ giường bệnh là 67 giường/1 vạn dân. Ngoài các bệnh viện công, địa bàn có 7 bệnh viện tư nhân, 5 bệnh viện bộ ngành và 20 phòng khám đa khoa, 600 phòng mạch tư để phục vụ nhưng vẫn quá tải. Nguyên nhân là do quá thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trang Minh