Nguyên nhân gây ra bênh viêm phổi do các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm,… cần được chữa trị kịp thời để tránh các biến chứng gây hại cho sức khỏe.
- Rụng tóc là dấu hiệu điển hình cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm chết người
- Phác đồ điều trị ung thư cổ tử cung mới nhất
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa thông báo tuyển dụng viên chức năm 2017
Phác đồ điều trị viêm phổi cho cộng đồng
Phác đồ điều trị viêm phổi cần dựa các triệu chứng, nguyên nhân, tình trạng bệnh của bệnh nhân.
Theo tin tức y tế cho biết, điều trị bệnh viêm phổi theo nguyên nhân: Bác sĩ sẽ lựa chọn kháng sinh theo căn nguyên gây bệnh. Dựa vào các kinh nghiệm lâm sàng dịch tễ kết hợp mức độ nặng của bệnh, tuổi tác, bệnh đi kềm, tác dụng phụ của thuốc để đưa ra phác đồ điều trị bệnh.
Cùng với đó thời gian điều trị kháng sinh từ 7-10 ngày nếu nguyên nhân gây viêm phỏi do các tác nhân điển hình, sử dụng kháng sinh dài 14 ngày do tác nhân không điển hình, trực khuẩn mủ xanh.
Bệnh viêm phổi cần được điều trị dứt điểm
Phác đồ điều trị viêm phổi ngoại trú
- Amoxicillin 500 mg - 1g: uống 3 lần/ngày
- Clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày hoặc
- Amoxicilin 50 mg/kg/ngày với macrolide (Erythromycin 2 g/ngày hoặc Clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày) khi nghi do vi khuẩn không điển hình.
- Sử dụng β - lactam/ức chế men β - lactamase (amoxicilin clavulanat) kết hợp với 1 thuốc nhóm macrolid (clindamycin: 500 mg x 2 lần/ngày hoặc azithromycin 500 mg/ngày).
- Hoặc dùng nhóm cephalosporin thế hệ 2: cefuroxim 0,5 g/lần, mỗi ngày sử dụng 3 kết hợp với 1 thuốc nhóm macrolid.
- Đảm bảo cân bằng nước - điện giải và thăng bằng kiềm - toan.
Phác đồ điều trị viêm phổi trung bình
- Điều trị bằng kháng sinh: Amoxicilin - acid clavulanic liều lượng1g mỗi ngày uống 3 lần kết hợp với 1 thuốc nhóm macrolid (clindamycin: 500 mg x 2 lần/ngày hoặc azithromycin 500 mg/ngày).
- Trường hợp không dùng được amoxicilin - acid clavulanic thì tiêm tĩnh mạch như với liều uống sử dụng kết hợp1 thuốc nhóm macrolid dùng theo đường tĩnh mạch (clindamycin: 500 mg x 2 lần/ngày hoặc azithromycine 500 mg/ngày).
- Hoặc sử dụng levofloxacin 750 mg/ngày hoặc moxifloxacin 400 mg/ngày. Chú ý đảm bảo cân bằng nước - điện giải và thăng bằng kiềm - toan.
- Dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ > 38,50C.
Phác đồ điều trị viêm phổi nặng
- Điều trị bằng kháng sinh: Sử dụng thuốc amoxillin acid clavulanic 1 g/lần uống 3 lần mỗi ngày hoặc tiêm tĩnh mạch có kết hợp thêm: clarithromycin 500 mg (uống 2 lần/ngày) hoặc levofloxacin 750 mg/ngày.
- Hoặc sử dụng cephalosporin phổ rộng (cefotaxim 1 g mỗi ngày 3 lần hoặc ceftriaxon 1 g x dùng 3 lần/ngày hoặc ceftazidim 1 g x 3 lần/ngày) kết hợp cùng macrolid hoặc aminoglycosid hoặc fluoroquinolon (levofloxacin 0,75 g/ngày, moxifloxacin 400 mg/ngày). Bác sĩ cần theo dõi tình trạng diễn biến lâm sàng để thay đổi kháng sinh đồ.
- Nếu bệnh nhân có các biến chứng cần cho thở oxy, thông khí nhân tạo, đảm bảo huyết động.
Phác đồ điều trị viêm phổi đặc biệt(dành cho bệnh nhân nặng khoảng 60kg)
Điều trị viêm phổi do Pseudomonas aeruginosa:
- Ceftazidime 2 g uống 3 lần mỗi ngày cùng với gentamycin hoặc tobramycin, amikacin với liều thích hợp.
- Liệu pháp điều trị thay thế: ciprofloxacin 500 mg ngày 2 lần kết hợp piperacilin 4g 3 lần mỗi ngày cùng với gentamycin hoặc tobramycin hoặc amikacin với liều thích hợp.
Điều trị viêm phổi do Legionella:
- Clarithromycin 0,5 g x 2 mỗi ngày 2 lần cùng với rifampicin 0,6 g x 1- 2 lần/ngày x 14 - 21 ngày hoặc sử dụng fluoroquinolon (ciprofloxacin, ofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin).
Điều trị viêm phổi do tụ cầu vàng:
- Tụ cầu vàng nhạy cảm với thuốc methicillin: oxacilin 1 g x 2 lần/ngày rifampicin 0,6 g x 1- 2 lần/ngày.
- Viêm phổi do tụ cầu vàng kháng với methicillin: vancomycin 1 g x 2 lần/ngày.
Cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị viêm phổi
Viêm phổi do virus cúm:
- Chủ yếu điều trị các triệu chứng để giảm đau, hạ sốt kết hợp dùng các thuốc.
- Oseltamivire 75 mg x 2 viên/ngày uống chia 2 lần. Trong trường hợp bệnh nhân nặng cần dùng liều gấp đôi và dùng kháng sinh nếu có biểu hiện bội nhiễm vi khuẩn.
Điều trị các bệnh viêm phổi khác
- Viêm phổi do nấm: Sử dụng các thuốc chống nấm như: voriconazol , amphotericin B, itraconazol,
- Pneumocystis Jiroveci: Cotrimoxazol: liều dựa trên TMP (15 mg/kg/ngày chia 4 lần) x 21 ngày; với người bệnh < 40 kg: TMP- SMX 480 mg, 2 viên/lần x 4 lần; Trường hợp người bệnh > 40 kg: TMP- SMX 480 mg, 3 viên/lần x 4 lần.
- Trong trường hợp bệnh nhân bị suy hô hấp: prednisolon (uống hoặc tĩnh mạch) (40 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày, sau đó 40 mg x 1 lần/ngày x 5 ngày rồi 20 mg x 1 lần/ngày x 11 ngày).
- Bệnh do a-míp: metronidazol 0,5 g x 3 lọ/ngày truyền tĩnh mạch chia 3 lần.
Phác đồ điều trị viêm phổi cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị không sử dụng thuốc bừa bãi mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn