Phác đồ điều trị tiêu chảy ở trẻ em cha mẹ cần tìm hiểu rõ

Tiêu chảy là tình trạng các đối tượng đi phân lỏng nhiều hơn 3 ngày, cơ thể thiếu nước mệt mỏi, kém ăn… bởi vậy cần có phác đồ điều trị tiêu chảy tốt nhất cho mọi người.

Ngày 16/12/2017, 02:04:26   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 816

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy do virus, vi khuẩn, kí sinh trùng… gây nên khiến con người gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, nếu kéo dài có thể gây nguy hiểm.

Biểu hiện của bệnh tiêu chảy

Trước khi đưa ra phác đồ điều trị tiêu chảy bác sĩ cần thăm khám , chẩn đoán các biểu hiện lâm sàng của bệnh như:

Tiêu chảy nhiều lần, phân lỏng, có nhầy mũi, mũi

Trẻ em có thể bị nôn do rotavirus hoặc do bệnh tả, phân có máu,

Đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, có dấu hiệu sốt, hăm loét vùng hậu môn, nếu bệnh tiêu chảy kéo dài sẽ gây ra rối loạn hấp thu khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.

Điều trị tiêu chảy ở trẻ em không nên chủ quan

Điều trị tiêu chảy ở trẻ em không nên chủ quan

Cơ thể mất nước, điện giải là biến chứng nặng của tiêu chảy dẫn đến nguy cơ tử vong khi trẻ có các dấu hiệu như: vật vã, kích thích hay li bì, khó đánh thức, hôn mê. Hốc mắt sâu, mắt trũng xuống, khát nước, uống kém hoặc không thể uống được.

Theo tin tức y tế cho biết khám véo nếp da trẻ bằng cách dùng tay véo vùng da bụng của trẻ xem nếp véo da có mất nhanh hay chậm, hoặc mất rất chậm để đánh giá tình trạng thiếu nước.

Phác đồ điều A trị tiêu chảy tại nhà cho trẻ

Để điều trị tiêu chảy tại nhà cho trẻ cha mẹ cần cho con uống nước nhiều hơn bình thường bằng cách bổ sung oresol cho trẻ. Có thể rất nhiều mức để pha như 200ml, 250ml, có loại pha trong 1 lít nước. nên sử dụng oresol có vị cam, nước dừa… cho trẻ dễ uống. Mẹ cần pha theo đúng hướng dẫn sử dụng không nên tự ý thêm nhiều nước hoặc oresol không đúng liều lượng khi điều trị tiêu chảy cho trẻ. Dung dịch oresol đã pha chỉ nên sử dụng trong vòng 24 giờ.

Nếu trẻ dưới 2 tuổi nên cho bé uống từng thìa nhỏ cách nhau 1-2 phút, trẻ lớn hơn nên uống bằng cốc. Nếu bé nôn nên đợi 10 phút rồi cho uống chậm lại. ngoài ra mẹ có thể cho trẻ uống nước cháo, nước lọc đun sôi để nguội, nước dừa, hoa quả tươi nhưng không pha thêm đường.

Trong quá trình điều trị tiêu chảy cấp mẹ nên chuẩn bị  thức ăn riêng cho con. Với trẻ còn đang bú me thì ti nhiều hơn, trẻ lớn hơn nên nấu thức ăn mềm, nghiền nhỏ, sử dụng loại sữa bột không có đường lactosse.

Sau 3 ngày cha mẹ nên cho trẻ tái khám lại nếu vẫn còn các triệu chứng như phân lỏng nhiều nước, nôn liên tục, khát nước, sốt, có máu trong phân.

Phác đồ B điều trị tiêu chảy 

Trẻ bị tiêu chảy mất nước cần có phác đồ B điều trị tiêu chảy và nên  ở lại các cơ  sở y tế để bù nước và điện giải trong 4 giờ đầu:

  • Trẻ dưới < 4 tháng tuổi  (<6 kg) => 200-400 ml
  • Trẻ từ 4-11 tháng tuổi (6 - <10 kg) => 400-700 ml
  • Trẻ từ 12-23 tháng tuổi ( 10 - <12 kg ) => 700-900 ml
  • Trẻ từ 2- 4 tuổi (12-19 kg) => 900-1400 ml
  • Trẻ từ 5-14 tuổi 20 trở lên => 1400-2200 ml

Nếu không biết cân nặng của trẻ có thể sử dụng tuổi để tính lượng dịch cần bù của cơ thể. Theo dõi quan sát các biểu hiện của trẻ, có thể thay mẹ cho trẻ uống oresol.

Sau 4 giờ theo dõi cần đánh giá lại độ mất nước rồi chọn phác đồ A, B hay C để điều trị tiếp.

Cần có phác đồ điều trị tiêu chảy cho trẻ em

Cần có phác đồ điều trị tiêu chảy cho trẻ em

Phác đồ C điều trị tiêu chảy khi bị mất nước nặng

Phác đồ C điều trị tiêu chảy dành cho bệnh nhân bị mất nước nặng và cần nằm lại ở bệnh viện để điều trị.

Truyền dịch qua đường tĩnh mạch bằng Lactat Ringer, Natriclorid 0.9% theo chỉ định của bác sĩ.

Truyền 30ml/kg trong 1 giờ đầu:

  • Dưới 1 tuổi : Trong 30 phút đầu
  • Trên 1 tuổi : Trong 1 giờ đầu

Truyền 70ml/kg trong giờ tiếp theo:

  • Dưới 1 tuổi :Trong 5 giờ tiếp theo
  • Trên 1 tuổi:Trong 2.5 giờ tiếp theo

Nếu các dấu hiệu tiêu chảy chưa giảm thì tiếp tục truyền với liều lượng như trên. Khi tình trạng khá hơn bác sĩ cần đánh giá lại tình trạng mất nước của trẻ và chọn lại phác đồ điều trị tiêu chảy cho trẻ.

Trường hợp nếu không truyền TM được thì nhỏ giọt dạ dày 120ml/kg

Nếu trẻ có biểu hiện tốt lên thì cho trẻ ăn lại, ăn thức ăn dễ tiêu, lỏng..

Các điều trị khác:

Nếu trẻ có Lỵ thì dùng kháng sinh tại địa phương trong 5 ngày.

Khánh sinh thứ nhất bao gồm: Cotrimoxazole (Bactrim, Biseptol) 480mg x 2l/ ngày, với trẻ nhỏ thì nửa liều.

Kháng sinh thứ hai: Acid Nalidixic (Negram) 250mg x 4l/ ngày, với trẻ nhỏ thì nửa liều.

Điều trị tiêu chảy ở trẻ em không được chủ quan nên cha mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng của con trong những ngày đầu và kịp thời đưa con đến bệnh viện để chữa trị và nên tham khảo phác đồ điều trị tiêu chảy cấp tại nhà ở trẻ em theo bộ y tế.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn