Phác đồ điều trị parkinson tốt nhất cho bệnh nhân

Phác đồ điều trị Parkinson giảm thiểu các triệu chứng như cứng, run tay chân… đồng thời tăng cường khả năng vận động chân tay cho bệnh nhân tốt nhất.

Ngày 02/03/2018, 01:43:50   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 1778

Bệnh Parkinson thường gặp chủ yếu ở lứa tuổi trung niên, tuổi già trở đi với nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên nền y học hiện đại vẫn chưa tìm ra nguyên nhân căn bản gây nên căn bệnh này.

Hội chứng Parkison là gì?

Đây là hội chứng rối loạn vận động chúng có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào với các biểu hiện rõ rệt như liệt, run chân tay, khó cử động… bệnh nhân mắc hội chứng này không nên chủ quan mà cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để điều trị tốt nhất.

Hội chứng Parkinson thường gặp ở người lớn tuổi

Hội chứng Parkinson thường gặp ở người lớn tuổi

Phác đồ điều trị Parkinson như thế nào?

Chuyên trang tin tức y tế cho biết phác đồ điều trị Parkinson có hai phương pháp điều trị nội khoa và ngoại khoa, kết hợp các phương pháp luyện tập, chế độ sinh hoạt lành mạnh để ngăn ngừa bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Phác đồ điều trị Parkinson nội khoa

Bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc để giảm thiểu các triệu chứng bệnh như:

Amantadin: Dành cho  bệnh nhân ở giai đoạn đầu, chúng giúp cải thiện các triệu chứng chưa rõ của bệnh Parkinson. Tuy nhiên thuốc có tác dụng phụ bao gồm mẩn da, phù, buồn nôn, trầm cảm, bồn chồn, lú lẫn, tăng huyết áp, chán ăn, táo bón… Vì vậy bệnh nhân chỉ nên dùng thuốc ở liều thông thường 100mg mỗi ngày.  

Thuốc kháng tiết cholin cho bệnh nhân Parkinson: Nhóm thuốc này giúp cải thiện tình trạng run tay, cứng tay chân, khó vận động. Bệnh nhân dùng từ liều thấp sau đó mới tăng liều cho đến khi thuốc có tác dụng. Nếu kết quả điều trị bệnh giảm dần cần sử dụng thuốc điều trị khác trong nhóm.

Bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn, loạn nhịp tim, đánh trống ngực, tiểu khó, lú lẫn, giãn đồng tử, rối loạn điều tiết…

 Ngoài ra thuốc kháng cholinergic không dành cho bệnh nhân lớn tuổi dung nạp kém, phì đại tuyến tiền liệt, glocom góc đóng, ống tiêu hóa bị tắc.

Thuốc Levodopa: Có công dụng cải thiện triệu chứng bệnh kể cả vạn động chậm Khi đưa vào cơ thể chúng sẽ được chuyển hóa thành Dopamin nhưng không thể làm ngừng sự phát triển của bệnh.

Bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn, rối loạn vận động, thay đổi cách cư xử…

Bên cạnh đó phối hợp với thuốc Carbidopa sẽ giúp ức chế levodopa bị chuyển hóa thành dopamin chúng sẽ giúp giảm sự phân hủy levodopa ở ngoài não và duy trì tác dụng điều trị bệnh cho thuốc levodopa.

Bệnh nhân Parkinson nên có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Bệnh nhân Parkinson nên có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa 

Sử dụng thuốc đồng vận dopamin: có khả năng tác dụng trực tiếp lên receptor dopamin để làm giảm các nguy cơ tác dụng không ổn định, động tác bất thường khi dùng Levodopa kéo dài. Hai thuốc đồng vận được sử dụng phổ biến như bromocriptin và pergolid bởi chúng đều có dẫn chất ergot như nhau.

Bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ như buồn nôn, chán ăn, táo bón, rối loạn nhịp tim, vận động, đau đầu….

Ngoài ra còn một số loại thuốc khác được sử dụng điều trị cho bệnh nhân mắc hội chứng Parkinson như Selegillin, Clozapin…

Phác đồ điều trị Parkinson ngoại khoa

Các chuyên gia Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết bệnh nhân mắc hội chứng Parkinson có thể được chỉ định phương pháp cắt bỏ đồi thị, nhân đậu tuy nhiên không phải ai cũng đáp ứng với biện pháp này. Hoặc phẫu thuật cấy tủy thượng thận, mô liềm đen bào thai vào nhân duôi cho bệnh nhân nhưng vẫn đang ở trong giai đoạn nghiên cứu và đánh giá.

Ngoài ra biện pháp kích thích não đồi thị với tần số cao có thể giảm các triệu chứng run tay của bệnh nhân. Hoặc kích thích kéo dài nhân dưới vùng đồi hoặc nhân bèo nhạt giữa hai bên để giảm thiểu tất cả các triệu chứng,…

Bệnh nhân mắc hội chứng Parkinson nên gặp các bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp, phác đồ điều trị Parkinson tốt nhất không nên tự ý thực hiện và chữa bệnh tại nhà để tránh các biến chứng muộn cũng như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. 

Nguồn: Ytevietnam.net.vn