Phác đồ điều trị lỵ ở trẻ em tốt nhất

Bệnh lỵ ở trẻ em thường có các triệu chứng bệnh như rét rung, nhức đầu, mệt mỏi, đau lưng, đau khớp… vì vậy cần có phác đồ điều trị lỵ ở trẻ em dứt điểm.

Ngày 24/12/2017, 02:17:03   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 921

Bệnh lý có các thể lỵ từ thể nhẹ sang thể nặng cấp, thể dạ dày ruột cấp, thể tối độc.. và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Vì vậy Phác đồ điều trị lỵ ở trẻ em là điều cần thiết vào thời điểm này.

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh lỵ

Trước khi đưa ra các phác đồ điều trị lỵ ở trẻ em bác sĩ cần chẩn đoán các triệu chứng lâm sàng để xác định diễn biến tình trạng của bệnh và có phương án điều trị bệnh tốt nhất.

Bệnh lỵ trực khuẩn thường có thời gian ủ bệnh từ 1-7 ngày với các triệu chứng bệnh không báo trước với  2 hội chứng như:

Hội chứng nhiễm khuẩn: trẻ  sẽ bị sốt cao 38 – 39 độ C  hoặc hơn, bệnh nhân bị rét run, nhức đầu, mệt mỏi, đau lưng, đau khớp. Ngoài ra trẻ em có thể bị các cơn giật, chán ăn, khát nước, đắng miệng, buồn nôn (đôi khi bị nôn), Bạch cầu tăng cao (10.000 - 13.000).

Bệnh lỵ ở trẻ em không nên chủ quan

Bệnh lỵ ở trẻ em không nên chủ quan

Hội chứng lỵ: Theo các tin tức y tế cho biết trẻ em bị đau bụng, ban đầu đau âm ỉ quanh rốn rồi lan ra toàn bụng theo khung đại tràng và hình thành các cơn đau quặn bụng. Khu trú ở hố chậu trái sẽ làm bệnh nhân muốn đại tiện, mót rặn và rát hậu môn khi đại tiện, đi nhiều lần. Ban đầu phân sệt, sau loãng, rất thối, lẫn máu với nhầy. Máu có hồng nhạt hoặc sẫm như máu cá. Hội chứng nhiễm khuẩn thường ngắn từ 2 - 4 ngày, ít khi dài hơn. Hội chứng lỵ có thể từ 5 đến 10 ngày hoặc hơn, tùy thể bệnh, cơ địa bệnh nhân.


Bệnh lỵ kéo dài thường gặp ở trẻ em với tỉ lệ từ 2 - 5% có thể do hệ thần kinh chưa ổn định, các ký sinh trùng đường ruột sẵn có ở đường tiêu hóa. Lỵ mạn tính có thời kỳ bột phát và thuyên giảm nối tiếp nhau. Bệnh lỵ có thể kéo dài nếu không được điều trị kịp thời bệnh không những thuyên giảm mà sẽ nặng hơn, toàn thân suy nhược dần cần phải áp dụng phác đồ điều trị lỵ dành cho trẻ em. Có các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa nặng, mọc nấm Candida ở đường tiêu hóa, thiếu Vvtamin, thiếu máu thường gặp ở người cao tuổi, mắc một lúc nhiều bệnh.

Phác đồ điều trị lỵ ở trẻ em

Nên tuân thủ nguyên tắc điều trị bệnh lỵ ở trẻ em

Nên tuân thủ nguyên tắc điều trị bệnh lỵ ở trẻ em

Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị lỵ theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới năm 1995.

  • Ampicilin: Trẻ em 25mg/lần x 4 lần/ngày x 5 ngày.
  • TMP + SMP (Trimethoprim + Sulphamethoxazol):
  • Trẻ em: sử dụng TMP 5 mg/lần x 2 lần/ngày x 5 ngày, SMP 25 mg/ lần x 2 lần/ngày x 5 ngà

Các Quinolon trong Phác đồ điều trị lỵ ở trẻ em:

  • Ciprofloxacin: Trẻ em 15 mg/lần x 2 lần/ngày x 5 ngày
  • Phác đồ điều trị các triệu chứng lỵ
  • Chống mất nước – điện giải:
  • Trường hợp mất nước nhẹ: Cho trẻ uống Oresol, nước cháo, nước sữa chua để bù nước cho cơ thể….
  • Trường hợp mất nước vừa và nặng: Nên kết hợp uống Orsesol và truyền LactatRinger, Natriclorua 0,9 % kết hợp với Glucose 5 %...
  • Chống sốt cao: Lau mát để giảm sốt và cho trẻ uống  Paracetamol: 15 mg/kg/lần (không quá 60 mg/kg/24 giờ). Đồng thời kết hợp trợ tim, trợ lực và điều trị các triệu chứng khác.

Cha mẹ nên tuân thủ phác đồ điều trị lỵ ở trẻ em đúng cách và tuân theo hướng dẫn sử dụng của Bác sĩ đã chỉ định.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn