Nguyên nhân gây ra bệnh lao là do nhiễm trùng M.Tuberculosis hay M. Bovis có thể gây ra các tổn thương ở ngoài phổi hoặc phổi và cần điều trị kịp thời.
- Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ chuẩn theo quy định của bộ Y tế
- Phác đồ điều trị Hp của bộ y tế chuẩn nhất
- Đấu thầu thuốc tập trung giúp giá thuốc ung thư giảm, tiết kiệm gần 500 tỷ
Chẩn đoán bệnh lao ở trẻ em
Tiếp xúc với nguồn lao, tiêm chủng ngừa BCG
Theo tin tức y tế cho biết để xác định trẻ bị lao sẽ có các dấu hiệu như: sốt kéo dài, sốt nhẹ về chiều hoặc sốt cao liên tục, kém ăn, mệt mỏi, sụt cân nhanh. Trẻ có các triệu chứng đi kèm như ho ra máu, tiêu chảy, đau đầu, chướng bụng. ..
Thăm khám bệnh lao ở trẻ em
Các triệu chứng bệnh lao chung: tổng trạng gầy ốm, thiếu máu. Không thấy sẹo BCG.
Các dấu hiệu cơ quan bị tổn thương: Có hạch ngoại biên, tràn dịch màng phổi, ran phổi, dấu tràn dịch màng bụng, dấu hiệu u lổn nhổn ở bụng, dấu hiệu gan lách to. Dấu màng não, dấu thần kinh định vị.
Bệnh lao ở trẻ em cần được phát hiện sớm và kịp thời
Đề nghị cận lâm sàng
- Làm xét nghiệm dấu nhiễm lao chung: IDR.
- Xét nghiệm tìm BK: soi đờm hay soi dịch dạ dày tìm trực khuẩn kháng Alcool acid (AFB) khi có tổn thương nhu mô phổi, soi các dịch khoang (màng phổi, màng bụng).
- Xét nghiệm PCR chẩn đoán lao: thường tìm trong dịch khoang (dịch màng phổi, màng bụng, dịch não tủy).
- Xét nghiệm tìm cơ quan tổn thương tùy tổn thương gợi ý:
- X-quang phổi thẳng nghiêng, dịch màng phổi (đạm, đường, LDH).
- Dịch não tủy, dịch màng bụng (đạm, đường, LDH)
- Siêu âm bụng.
- Giải phẫu bệnh: sinh thiết hạch đi kèm.
- CT scan: ngực, bụng: khi X-quang phổi hay siêu âm bụng nghi ngờ có hạch.
Thăm khám chẩn đoán bệnh lao sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh cũng như các dạng lao để có phác đồ điều trị lao ở trẻ em tốt nhất.
Phác đồ điều trị lao ở trẻ em
Điều trị bệnh lao ở trẻ em cần tuân theo các nguyên tắc điều trị như:
- Kháng lao bằng cách phối hợp nhiều loại thuốc kháng lao với đủ liều, đúng thời gian.
- Điều trị các biến chứng.
- Điều trị thử khi không thể loại trừ và tổng trạng không cho phép chờ đợi.
Phác đồ điều trị lao ở trẻ em đặc hiệu
Kháng lao:
Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng (riêng lao màng não 3 tháng).
Sử dụng phối hợp 3 - 4 loại thuốc kháng lao.
SRHZ hay RHZ hay ERHZ (Ethambutol chỉ sử dụng cho trẻ > 12 tuổi).
Giai đoạn duy trì: 4 tháng (Lao màng não 9 tháng).
Phối hợp hai thuốc kháng lao: RH.
Liều lượng kháng lao:
- Streptomycin (S): 20 - 40 mg/Kg/ngày TB ngày 1 liều.
- Rifampin (R): 10 - 20 mg/Kg/ngày uống ngày 1 lần.
- Isoniazid (H): 10 - 15 mg/Kg/ngày uống ngày 1 lần.
- Pyrazinamid (Z): 20- 40 mg/Kg/ngày uống ngày 1 lần.
- Ethambutol (E): 15 -25 mg/Kg/ngày uống ngày 1 lần.
Trong quá trình điều trị bệnh lao ở trẻ em nên điều trị thử các dấu hiệu lâm sàng cải thiện từ sau 7 - 10 ngày: sốt giảm, tri giác khá hơn.
Bệnh lao phổi ở trẻ em không nên chủ quan
Các dấu hiệu X-quang phổi cải thiện chậm hơn, dịch não tủy thường cải thiện sau 1 tháng.
Khi lâm sàng không đáp ứng: chẩn đoán khác và lao kháng thuốc cần được đặt ra.
Theo dõi các tác dụng phụ của thuốc: vàng da, giảm thị lực.
Việc áp dụng phác đồ điều trị lao ở trẻ em sẽ giúp các bác sĩ có cách xử trí bệnh nhanh chóng đảm bảo tình trạng sức khỏe cho trẻ em.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn