- Triệu chứng sốt xuất huyết và sốt siêu vi khác nhau không?
- Nguyên nhân gây sốt xuất huyết và sốt rét khác nhau như thế nào?
- Nhận biết sớm sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo
- Phác đồ điều trị mề đay tốt nhất cho bệnh nhân
Những lưu ý khi mắc quai bị mà người bệnh cần biết
Bệnh quai bị là gì?
GV Nguyễn Thảo (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) chia sẻ tại mục bệnh chuyên khoa: Bệnh quai bị ( hay còn gọi là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai dịch tễ hay viêm tuyến nước bọt mang tai do virus quai bị) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở lứa tuổi học đường, lây trực tiếp bằng đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên do virus quai bị gây nên.
Bệnh nhân thường mắc phải bệnh này vào mùa hè hoặc giữa mùa xuân. So với thủy đậu thì nó ít lây nhiễm hơn và đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ khoảng từ 5 đến 10 tuổi. Người lớn vẫn có thể mắc bệnh khi chưa được tiêm phòng và có tỷ lệ biến chứng cao hơn so với trẻ em.
Những lưu ý khi mắc quai bị
Cô Lâm Nhung giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đồng quan điểm và cho biết thêm, bệnh nhân mắc quai bị nên lưu ý một số điều nên làm và không nên làm sau đây để giúp bệnh mau khỏi và không để lại biến chứng:
- Những điều nên làm
- Trong thời gian bệnh nhân bị quai bị người bệnh nên ăn các loại thức ăn lỏng giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hoá như: Bột ngó sen, cháo gạo tẻ,... giúp cơ thể dễ hấp thu hơn.
- Nên ăn nhiều rau củ quả nhằm cung cấp các loại vitamin và khoáng chất, tăng cường sức đề kháng.
- Nằm nghỉ ngơi tuyệt đối, đặc biệt khi xuất hiện biến chứng sưng tinh hoàn.
- Bệnh nhân nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày để chống khô miệng và tránh để vi khuẩn có môi trường thuận lợi phát triển.
- Uống nhiều nước do bệnh nhân mắc quai bị dễ bị mất nước do sốt cao. Hạn chế dùng các loại thức ăn, nước uống có vị chua.
Quai bị là gì?
- Chườm ấm hoặc chườm mát vùng góc hàm để giảm đau và giảm sưng tuyến nước bọt.
- Về sử dụng thuốc: Bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau như Paracetamol. Tuy nhiên tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại kháng sinh khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để tránh lây nhiễm bệnh cho người khác.
- Dùng đậu xanh, đậu tương (đậu nành) lượng bằng nhau, đem đun nhừ, khi ăn có thể thêm đường đỏ. Ngoài ra cũng có thể ninh đỗ xanh cả vỏ cho nhừ rồi thêm rau cải, ăn liên tục từ 3-5 ngày, bệnh sẽ thuyên giảm.
- Những điều mà bệnh nhân quai bị nên kiêng
Người mắc bệnh quai bị nên biết kiêng những điều dưới đây để bệnh nhanh khỏi và không để lại biến chứng:
- Hạn chế vận động mạnh, làm việc quá sức
- Kiêng gió, nước lạnh
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm bằng nước ấm.
- Không được tự ý dùng các loại thuốc uống hoặc thuốc bôi không rõ nguồn gốc để đắp lên chỗ sưng đau.
- Không ăn thực phẩm cay nóng
Rất nhiều người bị bệnh quai bị thích ăn cay. Tuy nhiên, trong giai đoạn này thì tuyệt đối không nên ăn đồ cay như: Ớt, tiêu, tỏi … bởi sức nóng của các loại thực phẩm này sẽ khiến cho vùng hàm trở nên đau và sưng hơn.
Những lưu ý khi mắc quai bị mà người bệnh cần biết để xử trí kịp thời
- Không ăn đồ nếp hoặc đồ lên men: Khi mắc bệnh quai bị, bạn không nên ăn những món đồ nếp hay các thành phần có vị chua bởi chúng sẽ gây ra tình trạng tiết nước bọt nhiều hơn và đau nhiều hơn.
- Tránh các đồ nếp và đồ ăn khó tiêu, đồ ăn cứng vì khiến cho tuyến nước bọt sẽ sưng to hơn.
- Kiêng ăn các loại thực phẩm chua và đồ uống có chất kích thích. Vì các loại thực phẩm này khiến tuyến nước bọt phân tiết nhiều làm quai bị sưng to hơn, và nguy cơ khiến bệnh để lại những biến chứng khôn lường.
Theo Nguyễn Thảo - http://ytevietnam.net.vn