Theo đó, một số trường hợp thai phụ muốn sinh mổ nhưng không nên dùng phương pháp gây tê tủy sống. Đây được xem phương pháp vô cảm trong vô cảm khi mổ lấy thai nhi hiện nay.
- Cẩm nang nhất định phải biết về dịch sốt xuất huyết ebola
- Cách phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết đơn giản
- Sốt xuất huyết sau bao lâu thì khỏi?
Bộ Y tế cảnh báo thai phụ nào sẽ gặp nguy hiểm nếu gây tê tủy sống?
Gây tê tủy sống trong môt lấy thai là gì?
Bác sĩ sản khoa khẳng định gây tê tủy sống chính là phương pháp gây te dưới màng cứng hay tê dưới màng nhện. Đây chính là một phương pháp gây tê vùng đặc biệt giảm cảm giác đau cho thai phụ khi tiến hành mổ lấy thi. Cụ thể, bác sĩ gây tê tủy sống thực hiện bằng cách đưa một lượng thuốc tê thích hợp vào khoang dưới màng nhện. Sau đó, lượng thuốc tê sẽ hòa chung vào dịch não tủ.
Hỗn hợp này sẽ tác dụng kích thích vào các rễ thần kinh khiến cho sản phụ tạm thời mất cảm giác, liệt vận động. Lúc này các bác sĩ sản khoa có thể mổ lấy con dễ dàng hơn, sản phụ sẽ không còn cảm giác đau. Bởi thế theo đánh giá của các chuyên gia cập nhật tin tức y tế mới nhất thì kỹ thuật gây tê tủy sống từng được đánh giá tốt hơn nhiều so với kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng và được sử dụng nhiều khi mổ lấy thai ở nước ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể áp dụng phương pháp gây tê này một cách hiệu quả và an toàn. Chính vì thế, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo những trường hợp không thể dùng phương pháp này để gây tê.
Trường hợp nào không nên áp dụng phương pháp gây tê màng cứng?
Theo đó, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur ở Hà Nội, chuyên ngành sản khoa lý giải cụ thể hơn về một số trường hợp không nên áp dụng phương pháp gây tê màng cứng. Những trường hợp này được đưa ra sau khi giám sát, thẩm định về số ca tử vong và ý kiến phản hồi từ các đơn vị trên cả nước. Đây cũng là nội dung được quy định rõ trong văn bản của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến ký cuối tháng 6 vừa qua về việc áp dụng phương pháp vô cảm (trong đó phổ biến nhất là gây tê tủy sống) trong mổ lấy thai. Theo đó, tin y tế ghi nhận có một số không hề nhỏ các ca mổ lấy thai (tức là mổ bắt con) bằng phương pháp gây tê tủy sống trên các sản phụ có các triệu chứng sản giật, tiền sản giật nặng hơn, rau bong non, có rau tiền đạo thể bán trung tâm hoặc trung tâm,… thì sẽ có nguy cơ cao xảy ra tai biến y khoa. Đó có thể là bệnh cảnh của tắc mạch ối, ngừng tim, rối loạn đông máu, suy đa tạng, thậm chí tử vong. Do vậy cần hạn chế các sai sót có thể xảy ra.
Mổ bắt con cần hết sức cẩn trọng tránh tai biến y khoa
Chính vì thế, Bộ Y tế đã đề nghị các đơn vị y tế trên toàn quốc (bao gồm Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Cục Quân y trực thuộc Bộ Quốc Phòng; Cục Y tế trực thuộc Bộ Công an; cơ quan y tế của các bộ ngành) chỉ đạo các các đơn vị y tế. Theo đó, các bác sĩ sản khoa có triển khai phương pháp phẫu thuật bắt con (bao gồm cả bệnh viện ngoài công lập) áp dụng phương pháp gây mê nội khí quản đối với những sản phụ nói trên. Tuyệt đối không được áp dụng phương pháp gây tê tủy sống lên trường hợp trên nhằm giảm nguy cơ xảy ra biến chứng với sản phụ đẻ mổ. Đây là biện pháp an toàn nhất cho cả sản phụ và thai nhi mà chuyện nghề Y đã đề cập trong thời gian qua.
Trang Minh