Nguyên tắc điều trị ngộ độc Aspirin chuẩn nhất hiện nay

Khi bị ngộ độc Aspirin thì dạ dày bị tổn thương, kích thích thần kinh trung ương làm thở nhanh kiềm hô hấp, biến dưỡng ức chế chu trình Krebs tăng lactate máu gây toan biến dưỡng.

Ngày 29/04/2018, 08:45:47   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 4766

Vậy ngộ độc Aspirin có nguy hiểm không ? Tình trạng này được xử lý như thế nào là chuẩn? Hãy cùng theo dõi cuộc trò chuyện của chúng tôi với Bác sĩ giảng viên Chu Hòa Sơn đến từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để cùng tìm hiểu các triệu chứng điển hình cũng như biện pháp can thiệp kịp thời khi trẻ bị ngộ độc thuốc này.

Nguyên tắc điều trị ngộ độc Aspirin chuẩn nhất hiện nay

Nguyên tắc điều trị ngộ độc Aspirin chuẩn nhất hiện nay

Một số biểu hiện lâm sàng của chứng ngộ độc Aspinrin

Hỏi: Thưa Bác sĩ, Bác sĩ có thể cho biết khi bị ngộ độc Aspirin sẽ có các biểu hiện lâm sàng điển hình nào ?

Trả lời:

Theo các chuyên gia y tế tư vấn trên trang Y tế Việt Nam thì khi bị ngộ độc Aspirin sẽ thấy các triệu chứng sau đây: Triệu chứng trên hệ tiêu hóa bao gồm nôn ói, đau bụng, xuất huyết tiêu hóa, ói ra máu. Bệnh nhân có thể lừ đừ, hôn mê, co giật, kích thích, vật vã. Đồng thời thở nhanh, tim đập nhanh, nặng gây rối loạn nhịp tim, phù phổi, ARDS, tiêu cơ, suy thận.

Hỏi: Các xét nghiệm cận lâm sàng nào cần làm trong trường hợp này ?

Trả lời:

Trong trường hợp bệnh nhân nhập viện nghi ngờ bị ngộ độc Aspirin cần làm các xét nghiệm sau:

Nồng độ salicylat trong máu cao trên 50 mg/dL.

Khí máu: toan chuyển hóa kèm tăng anion gap và kiềm hô hấp.

Chức năng đông máu: thời gian PT kéo dài.

Xét nghiệm đường huyết.

Ion đồ.

Điện tâm đồ.

Hỏi: Ngộ độc Aspirin được chia thành các mức độ nặng nhẹ như thế nào? Bệnh được chuẩn đoán xác định khi nào? Và cần chuẩn đoán phân biệt tình trạng ngộ độc này với các bệnh lý nào?

Trả lời:

Những chuyên gia về thuốc tân dược cũng đã chỉ ra một số biểu hiện bệnh lý khi bị ngộ độc Aspinrin.

Mức độ trung bình: bệnh nhân lừ đừ, kích thích, thở nhanh. Nồng độ salicylate máu vào khoảng 50 – 80 mg/dL.

Mức độ nặng: bệnh nhân có rối loạn tri giác kèm nhịp tim nhanh. Nồng độ salicylate máu trên 80 mg/dL.

Tình trạng ngộ độc này được chuẩn đoán xác định khi về bệnh sử bệnh nhân có uống quá liều Aspirine. Biểu hiện lâm sàng có nôn ói, thở nhanh và rối loạn tri giác kèm theo kết quả xét nghiệm có nồng độ salicylate trong máu cao trên 50 mg/dL.

Cần chuẩn đoán phân biệt với các bệnh lý như nhiễm keton acid do tiểu đường, toan chuyển hóa có tăng khoảng trống anion (ngộ độc rượu ethanol, methanol), hội chứng Reye (nôn ói, hạ đường huyết, tăng men gan và amoniac, tăng áp lực nội sọ, hôn mê, thoái hóa mô gan), viêm não màng não và viêm phổi.

Một số biểu hiện lâm sàng của chứng ngộ độc Aspinrin

Một số biểu hiện lâm sàng của chứng ngộ độc Aspinrin

Nguyên tắc điều trị ngộ độc Aspirin hiệu quả nhất

Hỏi: Vậy nguyên tắc điều trị ngộ độc Aspirin như thế nào và tình trạng này được điều trị ra sao?

Trả lời:

  • Nguyên tắc điều trị

Điều trị tình huống cấp cứu.

Nhanh chóng loại bỏ độc chất.

Bicarbonate kiềm hóa máu.

Điều trị biến chứng.

  • Biện pháp điều trị

Điều trị tình huống cấp cứu như sau:

Rửa dạ dày.

Than hoạt tính.

Điều trị hạ đường huyết nếu có hoặc tiêm tĩnh mạch đường ưu trương tất cả trẻ hôn mê, co giật khi không xét nghiệm được đường huyết.

Bù dịch: thường mất nước do nôn ói, thở nhanh.

Điều trị rối loạn điện giải đặc biệt là hạ kali máu thường gặp do truyền bicarbonate kiềm hóa máu.

Bicarbonate truyền tĩnh mạch: Mục tiêu giữ pH máu khoảng 7,5 và kiềm hóa nước tiểu giữ pH nước tiểu khoảng 7,5 – 8 để giảm phân bố salicylate vào mô và để tăng thải salicylate qua thận. Tác dụng của bicarbonate là làm giảm nửa đời sống huyết thanh của salicylate từ 24 giờ còn 6 giờ và tăng độ thanh thải gấp 10 - 20 lần.

Bicarbonate: bắt đầu bicarbonate 4,2% 2 ml/kg tĩnh mạch sau đó truyền tĩnh mạch dung dịch bicarbonate 1,4% (bicarbonate 140 mEq pha trong 1Lít Dextrose 5%) tốc độ 2 ml/kg/giờ.

Sau đó điều chỉnh tốc độ bằng cách theo dõi pH nước tiểu mỗi giờ bằng kỹ thuật que thử tổng phân tích nước tiểu (pH nước tiểu khoảng 7,5 – 8) hoặc thay đổi màu của giấy quỳ kết hợp xét nghiệm khí máu (pH máu khoảng 7,5) mỗi 3 – 6 giờ.

Bù dịch khi bệnh nhân mất nước do nôn ói, thở nhanh bằng dung dịch lactate ringer trong glucose 5% để vừa cung cấp năng lượng, điện giải và lactat. Tổng lượng dịch trong ngày từ 1,5 – 2 lần nhu cầu cơ bản. Trên đây là một số thông tin cơ bản trên các trang tin y tế mà bạn cần biết.

Điều trị biến chứng:

Điều trị rối loạn điện giải đặc biệt là hạ kali máu thường gặp do truyền bicarbonate kiềm hóa máu. Thường pha thêm kali 40 mEq trong 1 lít dịch nếu không suy thận. Chạy thận nhân tạo: mục tiêu lấy salicylate và các chất biến dưỡng có hại. Lọc máu với cột than hoạt tính không cần thiết. Lọc màng bụng hiệu quả kém chỉ bằng 10 – 20% thận nhân tạo.

Chỉ định: Sốc không đáp ứng điều trị, hôn mê kéo dài, toan chuyển hóa nặng hoặc rối loạn điện giải nặng không đáp ứng điều trị nội khoa, suy thận cấp, ARDS, nồng độ salicylate máu quá cao > 100 μg/dL.

Đồng thời cần theo dõi dấu hiệu sinh tồn, tri giác mỗi 1-4 giờ, đo pH nước tiểu, khí máu, đường huyết và ion đồ.

Hy vọng với những chia sẻ trên của Bác sĩ giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chúng ta đã có thêm những hiểu biết cần thiết về biểu hiện cũng như biện pháp điều trị khi bị ngộ độc Aspirin.

Nguồn ytevietnam.net.vn