Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc chứng tiêu chảy do hệ tiêu hóa còn non nớt nên khi mắc chứng bệnh này mẹ cần lưu ý điều gì và chữa trị ra sao?
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh tiêu chảy
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Tiêu chảy là một bệnh về đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em, nhất là vào mùa hè hay khoảng thời gian giao mùa, nhiều dịch bệnh xảy ra. Nếu không được xử lý đúng cách, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn tiêu chảy cấp, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về rối loạn đường tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, thậm chí có thể gây tử vong. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe Mẹ và bé chia sẻ các dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy như sau:
Dấu hiệu: Khi mới sinh, các bé chủ yếu bú bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức nên phân thường lỏng, có màu vàng nhạt và không nặng mùi. Thông thường, trẻ sơ sinh khỏe mạnh sẽ đi vệ sinh khoảng 2-5 lần/ngày. Nếu đi ngoài nhiều hơn đến 8/10 lần/ngày thì phân sẽ lỏng hơn, trong phân có nhiều nước, có mùi tanh, lợn gợn, đôi khi có cả máu, nếu trẻ có tình trạng này thì trẻ dã mắc bệnh tiêu chảy khá cao.
Nếu trẻ xuất hiện kèm các triệu chứng như: nôn, sốt, ớn lạnh hay mất nước khiến bé quấy khóc và khó chịu thì mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế thăm khám để có hướng điều trị tốt nhất
Hệ quả của nghiêm trọng nhất của tiêu chảy là mất nước
Hệ quả: một trong những hệ quả nghiệm trong nhất của tiêu chảy là trẻ bị mất nước, khi bị mất nước trẻ sẽ bị sụt cân nhanh chóng. Nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời như sốc, hôn mê, suy thận, nhiều trường hợp dẫn đến tử vong.
Cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy
Bất cứ trẻ có hiện tượng nguy hiểm nào thì mẹ cũng cần bình tĩnh để đưa ra các biện pháp xử lý tốt nhất.
Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường:
Khi trẻ bị tiêu chảy thì lượng nước trong cơ thể trẻ mất đi khá nhiều dẫn dến tình trạng khô da, sốt,.. do vậy mẹ cần bổ sung nhiều nước hơn bình thường để bù lại lượng nước đã mất đi trong cơ thể bé. Do vậy, ngay từ lúc biết dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy mẹ cần cho bé bú nhiều hơn, nếu trẻ đang được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ thì mẹ chỉ cần bổ sung cho bé bằng cách bú mẹ là đủ.
Nếu trẻ đã lớn và bắt dầu thời kì ăn dặm thì mẹ nên bổ sung cho bé dung dịch bù nước sau mỗi lần đi tiêu lỏng hoặc nôn ói. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé uống thêm nước canh, nước cháo, sữa đậu nành, sữa chua, nước trái cây như cam vắt, nước dừa tươi hoặc nước đun sôi để ấm để nạp thêm viatamin và khoáng chất cho cơ thể trẻ mất đi. Lưu ý mẹ nên tránh các loại nước giải khát và nước ngọt có nhiều đường vì chúng sẽ làm tình trạng tiêu chảy của bé nặng hơn.
Cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất đi trong cơ thể
Cho trẻ ăn thêm thức ăn:
Nếu như trẻ còn đang bú mẹ thì mẹ nên cho bé bú nhiều hơn, nếu trẻ bú bằng bình thì mẹ có thể dùng muỗng đút sữa chậm cho bé để bé tiêu hóa dễ hơn.
Còn với trẻ ăn dặm và các thức ăn nấu chín thì mẹ nên tăng thêm khẩu phần ăn cho trẻ, bổ sung thêm các loại rau xanh nghiền nhỏ vào bữa ăn của bé. Nếu trẻ bị tiêu chảy nặng kèm theo các dấu hiệu như nôn ói thì mẹ nên chia khẩu phần ăn của trẻ làm các bữa nhỏ nhưng đảm bảo để trẻ ăn nhiều hơn ngày bình thường. Các thức ăn mẹ bổ sung cho trẻ phải được nấu chín và nhừ để cho cơ thể trẻ tiêu hóa tốt. Nếu bình thường cơ thể trẻ tiêu hóa kém thức ăn thì mẹ càng nên bổ sung các loại hoa quả tái cây tươi như chuối, nho, cam, mãng cầu để bổ sung vitamin và chất khoãng cho bé. Có rất nhiều mẹ nghĩ nên cho trẻ nhin ăn lúc này để trẻ không còn bị tiêu chảy nhưng quyết định sai lầm này gây ra rất nhiều hệ quả không tốt cho bé vì khi trẻ mất đi chất dinh dưỡng, gây ra tình trạng sụt cân cũng như chức năng đường ruột hồi phục chậm hơn và thời gian tiêu chảy còn kéo dài hơn nữa.
Bổ sung thêm thức ăn và rau củ để hệ tiêu hóa của bé sớm hoạt động bình thường
Bổ sung kẽm:
Sau khi sử dụng các biện pháp chữa trị ở nhà không khỏi, mẹ nên cho trẻ đén các cơ sở y tế để thăm khám. Thông thường các nhân viên y tế sẽ cho bé uống bổ sung kẽm dưới dạng viên hoặc dạng nước vì kẽm có khả năng làm giảm thời gian và độ nặng của tiêu chảy. Nhưng mẹ cũng không nên sử dụng phương pháp bổ sung chất kẽm này tại nhà mà cần có sự can thiệp của các y bác sĩ.
Trẻ bị tiêu chảy sẽ không quá nguy hiểm nếu mẹ nhận biết được dấu hiệu sớm và bĩnh tĩnh xử lý các biện pháp trên. Hi vọng những chia sẻ trên đây phần nào giúp mẹ hiểu thêm và có kinh nghiệm khi trẻ bị mắc căn bệnh này.
Dung Trần