Hướng dẫn các bước xử trí khi trẻ bị bệnh tiêu chảy cấp

Cha mẹ dễ dàng nhận biết con mình có bị mắc bệnh tiêu chảy cấp qua các dấu hiệu của phân, căn bệnh này có thể kéo dài 14 ngày và nếu không điều trị kịp thời có thể khiến trẻ tử vong.

Ngày 30/03/2018, 01:12:20   Tác giả :     Lượt xem: 1576

Để tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Bác sĩ Nguyễn Thị Hậu – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, hãy cùng theo dõi cuộc trò chuyện này xung quanh vấn đề tiêu chảy cấp ở trẻ nhé!

Hướng dẫn các bước xử trí khi trẻ bị bệnh tiêu chảy cấp

Hướng dẫn các bước xử trí khi trẻ bị bệnh tiêu chảy cấp

Hỏi: Thưa Bác sĩ, chúng ta có thể dựa vào các dấu hiệu nào để chuẩn đoán trẻ bị tiêu chảy cấp và khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Trả lời:

Khi trẻ bị tiêu chảy sẽ có các biểu hiện lâm sàng kèm theo sau đây: Tri giác (li bì, khó đánh thức, mất tri giác, hoặc kích thích vật vã). Mắt trũng. Trẻ không uống được hoặc uống kém cũng có thể uống háo hức, khát nhiều. Đồng thời dấu véo da mất rất chậm (> 2giây), hoặc mất chậm (< 2 giây).

Cần đưa trẻ nhập viên khi rơi vào các trường hợp sau

  • Có mất nước
  • Mất nước nặng
  • Mất nước nhẹ có biến chứng

Hỏi: Tiêu chảy cấp có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nào?

Trả lời:

Biến chứng phổ biến là rối loạn điện giải: Co giật, li bì, hôn mê, bụng chướng, liệt ruột giảm trương lực cơ.

Ngoài ra còn có các biến chứng khác chẳng hạn như:

  • Rối loạn kiềm toan: Thở nhanh sâu.
  • Hạ đường huyết: Vã mồ hôi, da nhợt, nhịp tim nhanh, run giật chi, rối loạn tri giác, co giật, hôn mê.
  • Suy thận cấp: Tiểu ít, phù, cao huyết áp, lừ đừ.
  • Suy dinh dưỡng: Đánh gía dựa vào bảng cân nặng/chiều cao
  • Bệnh chuyên khoa đi kèm: Viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết…

Hỏi: Thưa Bác sĩ, để chuẩn đoán tiêu chảy cấp cần làm các xét nghiệm cận lâm sàng nào?

Trả lời:

Các xét nghiệm chủ yếu:

  • Xét nghiệm máu: Khi có sốt, tiêu phân có máu, có dấu hiệu mất nước.
  • Xét nghiệm phân: Soi phân khi nghi ngờ lỵ hoặc phân có đàm, nghi ngờ tả (vùng dịch tể, phân như nước vo gạo, lượng rất nhiều), hoặc nhiễm trùng nặng.
  • Cấy phân: Khi điều trị thất bại.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiêu chảy cấp

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiêu chảy cấp

Các xét nghiệm khác:

  • Ion đồ, đường huyết, khí máu khi nghi ngờ.
  • Chức năng thận khi nghi ngờ có suy thận.
  • Siêu âm bụng: khi tiêu máu, đau bụng, chướng bụng, nôn nhiều,…
  • XQ bụng không chuẩn bị khi bụng chướng.
  • XQ phổi khi có nghi ngờ viêm phổi.
  • ECG khi Kali máu <2,5 mEq / L hoặc >6,5 mEq / L.

Hỏi: Tiêu chảy cấp được điều trị bằng các biện pháp nào và cần đảm bảo các nguyên tắc điều trị cơ bản nào?

Trả lời:

Nguyên tắc điều trị:

  • Điều trị đặc hiệu: mất nước, kháng sinh.
  • Xử trí kịp thời các biến chứng.
  • Dinh dưỡng.

Xử trí ban đầu: Xử trí cấp cứu

  • Xử trí sốc, co giật, rối loạn điện giải, suy thận
  • Xử trí hạ đường huyết: Cho uống nước đường 50 ml (1 muỗng cà phê đường pha 50ml nước chín) hoặc truyền TM Glucose 10% 5ml / kg / 15 phút.

Điều trị đặc hiệu:

  • Điều trị mất nước nặng: Bắt đầu truyền TM ngay lập tức. Trong khi thiết lập đường truyền cho uống Oresol nếu trẻ uống được. Dịch truyền được lựa chọn: Dextrose 5% in Lactate ringer hoặc Lactate ringer. Nếu không có 2 loại trên dùng thuốc tân dược Normal saline. Cho 100ml / Kg dung dịch được lựa chọn chia như sau: Lặp lại lần nữa nếu mạch quay vẫn yếu hoặc không bắt được rõ. Đánh giá lại mỗi 15 – 30 phút đến khi mạch quay mạnh. Nếu tình trạng mất nước không cải thiện cho dịch truyền tốc độ nhanh hơn sau đó đánh giá lại ít nhất mỗi giờ cho đến khi tình trạng mất nước cải thiện. Khi truyền đủ lượng dịch truyền đánh giá lại tình trạng mất nước. Nếu vẫn còn các dấu hiệu mất nước nặng: truyền lần thứ 2 với số lượng trong thời gian như trên.
  • Nếu cải thiện nhưng còn dấu hiệu có mất nước: Ngưng dịch truyền và cho uống Oresol trong 4 giờ. Nếu trẻ bú mẹ khuyến khích cho bú thường xuyên.
  • Nếu không còn dấu mất nước: Khuyến khích bú mẹ thường xuyên. Theo dõi trẻ ít nhất 6 giờ trước khi cho xuất viện.
  • Khi trẻ có thể uống được: Thường sau 3-4 giờ đối với trẻ nhỏ, 1-2 giờ đối với trẻ lớn cho uống Oresol (5ml/ Kg/giờ).
  • Điều trị có mất nước: Bù dịch bằng Oresol 75 ml / kg uống trong 4 – 6 giờ. Trẻ < 6 tháng không bú sữa mẹ, được cho uống thêm 100 – 200ml nước sạch trong khi bù nước. Nếu uống Oresol kém < 20ml / Kg / giờ: đặt sonde dạ dày nhỏ giọt. Nếu có bụng chướng hoặc nôn ói liên tục trên 4 lần trong 2 – 4 giờ hoặc tốc độ thải phân cao (>10ml / kg/ giờ), hoặc > 10 lần, TTM Lactate Ringer 75ml/ kg trong 4 giờ.
  • Điều trị duy trì (phòng ngừa mất nước): Cho bệnh nhi uống nhiều nước hơn bình thường dùng nước chín, nước trái cây (nước dừa), nước cháo muối, dung dịch Oresol. Tránh không cho bệnh nhi uống nước đường, nước ngọt công nghiệp.
  • Điều trị kháng sinh: Chỉ những bệnh nhân tiêu chảy phân có máu hoặc nghi ngờ tả mới cho kháng sinh.
  • Điều trị hỗ trợ: Trong 4 giờ đầu tiên bù nước không cho trẻ ăn gì ngoài sữa mẹ. Khuyến khích trẻ ăn ít nhất 6 lần / ngày và tiếp tục như vậy 2 tuần sau khi tiêu chảy đã ngừng.

Cho trẻ uống nhiều nước khi bị tiêu chảy cấp đề phòng mất nước

Cho trẻ uống nhiều nước khi bị tiêu chảy cấp đề phòng mất nước

Hy vọng với những chia sẻ trên của bác sĩ đến từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chúng ta đã trang bị được thêm những kiến thức cần thiết để xử trí kịp thời khi trẻ bị tiêu chảy cấp. Khi có một trong các dấu hiệu như ăn uống kém, sốt cao, nôn ói nhiều, tiêu chảy nhiều, phân có máu, khát nước nhiều, trẻ không khá lên trong 3 ngày thì tốt nhất nên đưa trẻ đến bệnh viện.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn