Hướng dẫn các bước xử lý, chăm sóc khi trẻ bị bỏng

Vì chưa ý thức được mức độ nguy hiểm nên trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ bị bỏng cao nhất, trường hợp này, bố mẹ cần phải có phương pháp xử lý đúng cách nếu không vết bỏng sẽ nặng thêm.

Ngày 28/03/2018, 02:15:30   Tác giả :     Lượt xem: 748

Trẻ con thường hay tinh nghịch và phá phách , do đó dễ bị té, va đập, trầy xước, có khi bị bỏng, hoặc cũng có thể do bố mẹ không cẩn thận làm trẻ bị bỏng. Lúc đó bố mẹ thường hay cuống quýt, có khi không xử lý đúng làm trẻ bị nhiễm trùng càng nguy hiểm hơn. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Việt Phương – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ tư vấn cách làm thế nào để xử lý vết bỏng của trẻ...

Hướng dẫn các bước xử lý, chăm sóc khi trẻ bị bỏng

Hướng dẫn các bước xử lý, chăm sóc khi trẻ bị bỏng

Hỏi: Thưa bác sĩ, con tôi làm đổ sữa lên tay rồi bị bỏng, vết bỏng cũng không nặng lắm, xin bác sĩ tư vấn giúp tôi cách xử lý như thế nào là đúng ạ?

Trả lời:

Khi con bị bỏng, bố mẹ có thể xử lý như sau:

  • Ngay lập tức rửa vết bỏng nhiều lần bằng nước lạnh, như vậy có thể giúp trẻ giảm đau và làm mát vùng bị bỏng cho trẻ. Tuy nhiên, lưu ý là không được dùng đá để chườm lên vết bỏng vì như vậy sẽ làm vết bỏng lâu lành, không xát xà phòng lên vết bỏng sẽ làm cho vết bỏng bị phồng rộp.
  • Khi nuôi dạy trẻ nếu quần áo của trẻ bị cháy, hãy xối nước lạnh vào chỗ bị cháy ngay và nếu quần áo không bị dính vào da trẻ thì hãy cắt bỏ nó, khi quần áo bị dính vào da trẻ thì cố gắng cắt bỏ vải càng nhiều càng tốt.
  • Nếu vết bỏng không bị rỉ nước thì đặt 1 miếng gạc vô trùng hay 1 miếng vải sạch, khô lên trên vết bỏng.
  • Nếu vết bỏng bị rỉ nước thì đặt lên vết bỏng 1 miếng gạc vô trùng hay khăn sạch rồi đưa trẻ đến cơ sở y tế.
  • Tuyệt đối không bôi bơ, mỡ, thuốc gì lên trên vết bỏng vì có thể làm nhiễm trùng vết bỏng.
  • Nếu vết bỏng có dấu hiệu nhiễm trùng hãy gọi ngay cho bác sĩ.
  • Nếu như vết bỏng nghiêm trọng, sâu hơn bề mặt da hoặc vết bỏng đau và tấy đỏ nhiều tiếng đồng hồ nên liên hệ với bác sĩ. Các trường hợp bé bị bỏng do điện, bỏng ở bàn tay, miệng, bộ phận sinh dục cần phải được chăm sóc y tế ngay. Nếu vết bỏng của bé có dính hóa chất cần rửa sạch hóa chất và đưa bé đến trung tâm chống độc ngay.

Sơ cứu khi trẻ bị bỏng

Sơ cứu khi trẻ bị bỏng

Hỏi: Thưa bác sĩ, vậy khi nào bé bị bỏng mà cần phải cho bé nhập viện?

Trả lời:

Con bạn sẽ được cho nhập viện trong các trường hợp sau: Vết bỏng sâu mức độ 3, diện tích vết bỏng từ 10 % trở lên tương đương với diện tích 3 bàn tay cộng lại, vết bỏng ở các vùng nhạy cảm như mặt, bàn tay, bàn chân, cạnh khớp, bộ phận sinh dục, trẻ dưới 6 tuổi bị bỏng ăn uống khó khăn hay khó điều trị tại nhà.

Hỏi: Thưa bác sĩ, thời tiết hiện nay nóng lạnh thất thường, bản thân người lớn còn cảm thấy khó chịu và dễ mắc bệnh huồng chi là trẻ nhỏ, xin bác sĩ hãy tư vấn giúp điều kiện nhiệt độ như thế nào là phù hợp cho trẻ?

Trả lời:

Để bé có một giấc ngủ ngon nhiệt độ phòng nên từ 16 – 20 độ, nhiệt độ này không làm bé nóng hay đổ mồ hôi. Quan trọng là đảm bảo cho bé không quá nóng hay quá lạnh. Nếu quá nóng bé có thể đột tử, thường gặp ở trẻ ở tháng tuổi thứ 2. Nếu trời quá nóng, hãy kiểm tra vùng lưng, bụng, cổ của bé. Những ngày quá nóng bạn có thể đặt một chiếc quạt điện trong phòng bé nhưng đừng hướng thẳng luồng gió vào bé, chỉ để quạt làm quát phòng bé. Nếu trời nóng quá có thể cho bé ngủ chỉ mặc tả, không cần mặc quần áo. Khi trời lạnh, bạn không nên cho bé ngủ cùng vơi chăn mền vì có thể làm bé ngẹt thở mà có thể sử dụng 1 cái túi ngủ không có mũ, nhưng nhớ chọn túi phù hợp với kích thước của bé và phù hợp theo từng mùa, không đặt các bình giữ nhiệt hay bình nước nòng trong nôi của trẻ.

Cha mẹ hãy học cách chăm sóc khi trẻ bị bỏng đề phòng nặng thêm

Cha mẹ hãy học cách chăm sóc khi trẻ bị bỏng đề phòng nặng thêm

Hỏi: Thưa bác sĩ, vợ chồng tôi ngủ chung với bé và thường xuyên bật máy lạnh khi ngủ, như vậy có ảnh hưởng đến trẻ hay không?

Trả lời:

Nếu trẻ nằm máy lạnh với nhiệt độ thấp, khi đó độ ẩm cũng thấp, không khí khô có thể làm teo lớp nhầy bảo vệ trong mũi, họng, miệng làm cho bé dễ bị viêm hô hấp. Đối với những em bé có cơ địa viêm mũi dị ứng hoặc phòng bé nhiều bụi, hoặc máy lạnh không được vệ sinh dễ bị viêm đường hô hấp hơn. Tốt nhất nên kiểm soát độ ẩm từ 40 – 60 % và vệ sinh định kỳ 3 – 6 tháng một lần. Hầu hết cảm là do virus và lây lan từ người này sang người khác, ít khi do máy lạnh.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn