Điều dưỡng viên hướng dẫn cách sơ cứu tắc nghẽn đường thở

Tắc nghẽn đường thở là một trong những cấp cứu Nội khoa vô cùng khẩn cấp, nếu nạn nhân không được cấp cứu kịp thời thì nguy cơ tử vong là rất cao.

Ngày 07/12/2017, 08:26:23   Tác giả :     Lượt xem: 964

Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, tắc nghẽn đường thở là tình trạng tắc nghẽn trên đường hô hấp có thể do bệnh lý và do dị vật đường thở là thường gặp.

Điều dưỡng viên hướng dẫn cách sơ cứu tắc nghẽn đường thở

Điều dưỡng viên hướng dẫn cách sơ cứu tắc nghẽn đường thở

Dị vật đường thở là một tai nạn có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ cao nhất ở trẻ 2 - 4 tuổi. Theo thống kê của Bệnh viện Bạch Mai thì có đến 25% gặp ở trẻ dưới 2 tuổi và 95% gặp ở trẻ dưới 4 tuổi. Đối với người lớn tắc nghẽn đường thở có thể xảy ra do nuốt nghẹn, nghẹn thức ăn,…Để nhận biết nạn nhân có bị tắc nghẽn đường thở hay không cần dựa vào các biểu hiện sau:

Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân tắc nghẽn đường thở

Tắc nghẽn đường thở có hai loại một là tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn ( bệnh nhân vẫn có thể thở được) hai là tắc nghẽn đường thở hoàn toàn (bệnh nhân tím tái, không thể thở được). Đối với trường hợp tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn, nạn nhân thường có biểu hiện ho và cố ho, khạc để tống dị vật ra ngoài. Có thể có biểu hiện khó thở hoặc thở bất thường.

Trên chuyên trang mẹ và bé đăng tải, đối với trường hợp tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn, nạn nhân không nói được, tay ôm lấy cổ; ở trong tình trạng khó thở, cố gắng thở, mắt trợn ngược, vẻ mặt hoảng hốt. Mặt của nạn nhân đỏ bừng, mạch máu ở cổ nổi phồng, Tình trạng vật vã kích thích, hoảng loạn, môi và lưỡi bị tím tái dần biển hiện nghẹn thở, thở ngáp do tình trạng thiếu oxy não gây ra. Trường hợp nặng rối loạn ý thức, lú lẫn, mất ý thức, Tím môi đầu chi (dấu hiệu muộn).

Chính vì vậy, việc xử trí dị vật đường thở cần tiến hành nhanh chóng trương nếu không sẽ nguy hiểm tính mạng, do vậy lập tức thực hiện các biện pháp vỗ lưng, ép ngực hay ép bụng tùy độ tuổi – Điều dưỡng Lâm Nhung giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định.

Cách xử trí dị vật đường thở đổi với trẻ dưới 1 tuổi

Cách xử trí dị vật đường thở đổi với trẻ dưới 1 tuổi

Cấp cứu bệnh nhân bị tắc nghẽn đường thở như thế nào cho hiệu quả?

  • Đối với trẻ dưới 1 tuổi

Biện pháp vỗ lưng: Để cấp cứu cho những trẻ em ở độ tuổi này bị tắc nghẽn đường thở người sơ cứu ngồi hoặc đứng, chân đưa ra phía trước. Đặt trẻ nằm sấp dọc theo mặt trước cẳng tay của người sơ cứu trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp rồi vỗ 5 lần (lực vừa phải) vào lưng của trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai. Nếu dị vật chưa thoát ra thì lập tức dùng biện pháp ép ngực.

Biện pháp ép ngực: Lật trẻ nằm ngửa dọc theo cẳng tay trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp, dùng 2 ngón trỏ và giữa của bàn tay kia ấn vào điểm giao nhau giữa xương ức và đường nối hai núm vú 5 lần (lực ấn vừa phải). Nên làm luân phiên 2 biện pháp vỗ lưng và ép ngực cho đến khi dị vật đường thở được tống ra ngoài – Điều dưỡng viên Ngô Minh Hạnh sinh viên lớp chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ, đây cũng là một trong những kiến thức nuôi dạy trẻ mà các bà mẹ cần nhớ.

  • Xử trí tắc nghẽn đường thở cho trẻ từ 1 đến 8 tuổi

Biện pháp vỗ lưng: Người sơ cứu quỳ, cho trẻ đứng, cúi đầu thấp, miệng há ra. Người sơ cứu quỳ một bên trẻ, 1 tay đỡ ngực, 1 tay vỗ 5 lần vào lưng trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai, nếu dị vật chưa ra thì phối hợp dùng biện pháp ép bụng.

Biện pháp ép bụng: Cho trẻ đứng, đầu cúi thấp, miệng há ra. Người sơ cứu quỳ ở phía sau trẻ, vòng 2 tay về phía trước bụng của trẻ, 1 tay người sơ cứu nắm lại như nắm đấm đặt vào vị trí điểm giữa rốn và mũi ức, bàn tay còn lại nắm bọc ra ngoài bàn tay kia cho chặt lại. Sau đó ép bụng đột ngột 5 lần. Nếu dị vật đường thở chưa được tống ra ngoài, cần làm xen kẽ hai biện pháp cho đến khi dị vật được tống ra ngoài _ Điều dưỡng Hồng Anh sinh viên lớp chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho biết.

Cách xử trí đối với trẻ từ 1 đến 8 tuổi

Cách xử trí đối với trẻ từ 1 đến 8 tuổi

  • Xử trí tắc nghẽn đường thở cho trẻ trên 8 tuổi và người lớn.

Biện pháp vỗ lưng: Cho nạn nhân đứng, cúi đầu thấp, miệng há ra. Người sơ cứu đứng ở một bên nạn nhân, 1 tay đỡ ngực nạn nhân, 1 tay vỗ mạnh vào lưng 5 lần ở vị trí giữa hai xương bả vai của nạn nhân. Nếu dị vật chưa được tống ra ngoài thì dùng biện pháp ép bụng. Sau đó thực hiện biện pháp ép bụng như trên.

Nếu chính bạn bị hóc: Đặt một nắm tay lên trên rốn. Xòe tay kia nắm lấy nắm đấm của tay bên này và cúi người qua một bề mặt cứng - như mặt quầy hàng hoặc ghế. Thúc nắm đấm theo hướng vào trong và lên trên.

Nếu người bị hóc dị vật đã bất tỉnh, hãy đặt người bệnh nằm ngửa, quỳ xuống dạng 2 chân cạnh đùi người bị nạn. Đặt gót lòng bàn tay lên vùng thượng vị, dưới chóp xương ức, bàn tay thứ hai chồng lên bàn tay thứ nhất rồi ấn mạnh và nhanh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên. Có thể lặp lại 6 - 10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật được tống ra khỏi đường thở.

Lưu ý trong quá trình cấp cứu bệnh nhân bị hóc dị vật đường thở, người cấp cứu không nên cố gắng móc dị vật trong cổ họng ra, vì vô tình sẽ khiến dị vật vào sâu trong đường thở và gây tắc nghẽn nhiều hơn, khiến quá trình sơ cứu cũng khó khăn hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, sau khi làm mọi thao tác như trên mà dị vật không bắn ra được thì cần khẩn trương đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để các bác sĩ tiến hành lấy dị vật, tránh các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Ytevietnam.net.vn tổng hợp