Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, virus SARS-CoV-2 xuất hiện biến chủng

Dịch COVID-19 trên thế giới vẫn đang diễn biến rất phức tạp, các nhà khoa học cho biết các bệnh nhân mắc COVID-19 có thể mất khả năng miễn dịch và có nguy cơ tái nhiễm sau khi hồi phục.

Ngày 14/07/2020, 07:53:23   Tác giả : Bích Nhuần    Lượt xem: 1392

Virus SARS-CoV-2 đã biến chủng

Virus SARS-CoV-2 đã biến chủng

Bệnh nhân COVID-19 có nguy cơ tái nhiễm sau khi hồi phục

Theo tin tức Y tế mới nhất, các nhà khoa học Anh mới đây đã công bố một nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh COVID-19 có thể mất khả năng tự miễn dịch và đối mặt với nguy cơ tái nhiễm trong vòng vài tháng sau khi hồi phục.

Cụ thể, theo nghiên cứu do Trường King';s College London thực hiện, các nhà khoa học đã kiểm tra mức độ kháng thể trong cơ thể của hơn 90 người mắc bệnh COVID-19 và đánh giá sự thay đổi của kháng thể theo thời gian. Các xét nghiệm máu chỉ ra ngay cả những bệnh nhân có các triệu chứng bệnh nhẹ cũng có phản ứng miễn dịch rất mạnh với SARS-CoV-2.

Trong nhóm bệnh nhân tham gia nghiên cứu, 60% có phản ứng mạnh với virus ngay trong những tuần đầu tiên bị nhiễm. Tuy nhiên, sau 3 tháng, chỉ còn khoảng 16,7% số này duy trì các kháng thể COVID-19 ở mức cao và sau 90 ngày, một số bệnh nhân thậm chí không còn đủ lượng kháng thể COVID-19 trong máu để có thể đo được.

Nghiên cứu trên của các nhà khoa học Anh chỉ ra rằng khả năng miễn dịch với virus SARS-CoV-2 không phải tồn tại mãi mãi và có thể mất đi chỉ sau vài tháng, giống như khả năng miễn dịch của cơ thể người với virus cúm.

Kết quả nghiên cứu trên có thể làm thay đổi cách thức chuẩn bị cho giai đoạn dịch bệnh tiếp theo của chính phủ các quốc gia, trong đó có kế hoạch phân bổ vốn và tổ chức nghiên cứu và phát triển vaccine ngừa COVID-19.

Virus SARS-CoV-2 xuất hiện biến chủng mới

Các chuyên gia đang theo dõi sát một biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 gọi là D614G. Biến chủng này lây lan nhanh trên toàn cầu và vượt qua chủng D ban đầu ở Vũ Hán.

Theo thông tin được đăng tải trên trang Live Science, biến chủng D614G (hay chủng G) của SARS-CoV-2 đã xuất hiện rải rác ở một số bệnh nhân từ tháng 2/2020. Tuy nhiên, những tháng gần đây, các mẫu bệnh phẩm có sự hiện diện của nó ngày càng tăng trên khắp thế giới.

Các chuyên gia đang rất quan tâm đến hiện tượng này. Họ chưa hiểu rõ chủng G với đột biến trên gai protein có làm nó dễ lây lan hơn so với chủng D vốn từng phổ biến ở Vũ Hán không, hay sự gia tăng nhanh chóng của nó chỉ là tình cờ.

Theo thông tin ban biên tập Cao đẳng Dược - Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp, trong nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Cell đầu tháng này, một nhóm khoa học nhận định chủng G nổi lên sau quá trình chọn lọc tự nhiên, theo đó đột biến trên gai giúp virus dễ dàng xâm nhập tế bào hơn so với các chủng khác.

Một số thí nghiệm khác chưa công bố chính thức cũng tìm ra kết quả tương tự. Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu vấn đề này.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu về virus gây bệnh COVID-19

Các nhà khoa học đang nghiên cứu về virus gây bệnh COVID-19

Cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19 ngày 14/7

Theo thông tin ban biên tập Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp trên các phương tiện thông tin đại chúng, tính đến 6h ngày 14/7, toàn thế giới ghi nhận thêm 191.773 người mắc Covid-19, nâng tổng số người mắc bệnh lên 13.225.590, trong đó có 574.915 ca tử vong và 7.689.653 bệnh nhân bình phục.

Mỹ hiện vẫn là nước đứng đầu thế giới về số ca nhiễm và tử vong do dịch COVID-19 với 3.477.513 ca nhiễm, tăng 63.518 trường hợp, trong đó có 138.211 ca tử vong. Số ca mắc bệnh ở Mỹ đã tăng đột biến trong những tuần gần đây.

Nguồn: Y tế Việt Nam tổng hợp (Báo Chính phủ, Báo quốc tế...)