Đau bụng kinh và những điều cần biết

Mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt là nhiều chị em phụ nữ bị những cơn đau bụng kinh ghé thăm khiến họ vô cùng khó chịu. Vậy có nên lạm dụng thuốc giảm đau.

Ngày 20/08/2019, 08:43:06   Tác giả : Văn Quyết    Lượt xem: 861

Đau bụng kinh và những điều cần biết
Đau bụng kinh và những điều cần biết

Tham khảo bài viết dưới đây tại mục tin y dược, giúp bạn hiểu rõ thêm về tình trạng đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt nhé!

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng đau bụng kinh?

Nguyên nhân gây đau bụng kinh có thể chia thành 2 nhóm là đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát:

  • Đau bụng kinh nguyên phát

Thường gặp ở những bạn gái mới bước vào tuổi dậy thì và kéo dài khoảng 2 – 3 năm. Nguyên nhân có thể là do cơ trơn tử cung co thắt quá mức để đẩy máu kinh ra ngoài hoặc ở một số bạn gái cổ tử cung quá hẹp, tử cung ở vị trí quá ngả trước hoặc sau đều có thể gây đau bụng kinh.

  • Đau bụng kinh thứ phát

Có nhiều nguyên nhân gây ra như do chị em bị mắc các bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, u sơ tử cung, u nang cơ tử cung, đặt vòng tránh thai... cũng có thể gây đau bụng kinh. Ngoài ra, yếu tố thần kinh, tinh thần bất ổn do các bạn gái quá nhạy cảm với những cơn đau trước đó mang lại.

Hàm lượng chất prostaglandin (PG) trong máu kinh nguyệt và nội mạc tử cung tăng cao cũng là nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh. Vận động mạnh, cơ thể bị ướt lạnh, ô nhiễm môi trường như khí thải của các nhà máy công nghiệp, mùi của các chất hóa học như xăng, dầu...

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng đau bụng kinh?
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng đau bụng kinh?

Ăn nhiều thực phẩm quá lạnh cũng là nguyên nhân gây ra đau bụng kỳ kinh nguyệt.

Lạm dụng thuốc giảm đau bụng kinh có ảnh hưởng gì không?

Theo GV Nguyễn Thảo (Trường CĐ Y Dược Pasteur) Khi thấy đau bụng kinh, nhiều bạn gái thường thói quen sử dụng thuốc giảm đau như: Cataflam, Mefenamic acid, Hyoscinum, Alverine... Tuy nhiên, thuốc giảm đau chỉ có tác dụng giảm đau tức thời, khi sử dụng quá nhiều sẽ gây tình trạng lệ thuộc vào thuốc, một số tác dụng phụ của thuốc lên gan, thận, dạ dày như làm viêm loét dạ dày, độc gan, thận... gây ảnh hưởng sức khỏe của chị em.

Để chọn được loại thuốc giảm đau phù hợp với cơ thể em cần đi khám và hỏi bác sỹ để nhận được sự tư vấn chính xác nhất tránh nhầm lẫn với các bệnh chuyên khoa khác. Chị em không nên tự ý uống bất cứ loại thuốc nào mà chưa có chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa.

Một số biện pháp giảm đau bụng kinh nguyệt tự nhiên không cần thuốc

  • Nên chườm bụng bằng chai hoặc túi nước nóng (chú ý tránh nóng quá sẽ gây bỏng).
  • Massage bàn chân cho bớt đau vì bàn chân có những huyệt đạo liên quan tới vùng chậu, đồng thời em có thể ngâm chân trong nước ấm pha muối cho thư giãn.

Một số biện pháp giảm đau bụng kinh nguyệt tự nhiên không cần thuốc
Một số biện pháp giảm đau bụng kinh nguyệt tự nhiên không cần thuốc

  • Giã hoặc xắt lát gừng, chườm vào phần bụng dưới 57 phút, sức nóng của gừng sẽ giúp làm dịu cơn đau.
  • Hai ngày trước khi có kinh bạn có thể uống vitamin E và tiếp tục đến ngày thứ 3 của chu kỳ. Trường hợp đau nhiều quá có thể uống thuốc giảm đau theo hướng dẫn của người có chuyên môn y dược.
  • Trước khi đến kỳ vài ngày nên tránh các thực phẩm lạnh, nhiều gia vị, tươi sống. Trong kỳ kinh nên ăn ngải cứu...

Ăn gì tốt cho cơ thể ngày đèn đỏ?

  • Ăn quả dứa có chứa chất bromelain giúp làm giảm cơn đau bụng kinh của chị em
  • Hạt bí đỏ: Hàm lượng kẽm cao trong hạt bí đỏ được chứng minh là giúp làm giảm triệu chứng đau bụng trong ngày kinh nguyệt.
  • Nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như cải xoăn, cải lá xanh, bông cải xanh và sữa chua.
  • Uống nhiều nước trong ngày “đèn đỏ”: Uống 2,5 lít nước mỗi ngày, uống nhiều nước cũng là cách giảm đau hiệu quả.
  • Nên ăn các loại hạt họ đậu: trong ngày “đèn đỏ” bạn mất 1 lượng máu lớn nên cần bổ sung magie và sắt nên ăn các thực phẩm giàu magie như đậu tương, đậu xanh, đậu đỏ...nó cũng giúp các bạn giảm đau bụng trong ngày “đèn đỏ”.

 

Nguồn: Tin Tức Y Tế Việt Nam