Có loại thuốc nào giúp điều trị Hội chứng không dung nạp lactose không?

Hội chứng không dung nạp lactose là tình trạng cơ thể không có khả năng phân giải lactose, một loại đường có trong sữa và các sản phẩm làm từ sữa...

Ngày 18/03/2025, 01:48:19   Tác giả : Bích Nhuần    Lượt xem: 30

1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của Hội chứng không dung nạp lactose

Nguyên nhân chủ yếu của hội chứng không dung nạp lactose là do thiếu enzyme lactase. Enzyme này có vai trò phân giải lactose thành hai monosaccharide là glucose và galactose để cơ thể hấp thu và sử dụng.

Hội chứng không dung nạp lactose khiến cơ thể khó tiêu hóa lactose

Khi lượng lactase trong cơ thể không đủ, lactose không được tiêu hóa mà đi xuống đại tràng, nơi vi khuẩn lên men chúng, dẫn đến các triệu chứng như:

  • Đau bụng
  • Chướng bụng
  • Tiêu chảy
  • Đầy hơi
  • Buồn nôn (đặc biệt khi tiêu thụ lượng lớn thực phẩm chứa lactose)

Việc chẩn đoán hội chứng không dung nạp lactose thường dựa trên triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm như xét nghiệm dung nạp lactose, xét nghiệm khí thở hydrogen...

2. Có thuốc nào điều trị Hội chứng không dung nạp lactose không?

Hiện chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn hội chứng không dung nạp lactose, nhưng một số biện pháp có thể giúp kiểm soát triệu chứng và cải thiện chất lượng sống cho người mắc bệnh. Dược sĩ, giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết gồm:

2.1 Bổ sung men vi sinh

Sử dụng men vi sinh như Limosilactobacillu DSM 17938 và Lactobacillus acidophilus DDS-1 đã được chứng minh có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị hội chứng này. Ngoài ra, kết hợp bổ sung men vi sinh cùng với sữa uống lên men trong chế độ ăn hàng ngày cũng có thể giúp cải thiện tình trạng không dung nạp lactose.

2.2 Bổ sung enzyme lactase

Việc bổ sung enzyme lactase giúp cơ thể phân giải lactose trong thực phẩm, từ đó giảm các triệu chứng khó chịu khi tiêu thụ các sản phẩm chứa lactose. Enzyme này có sẵn dưới dạng viên nén, viên sủi hoặc dạng lỏng.

Người bệnh nên dùng enzyme lactase khoảng 30 phút trước khi ăn các thực phẩm như sữa, kem, phô mai hoặc sản phẩm từ sữa khác. Liều lượng có thể thay đổi tùy theo mức độ không dung nạp lactose của từng người. Nên tham khảo hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ/dược sĩ để sử dụng đúng liều lượng.

Mặc dù enzyme lactase giúp giảm triệu chứng, nhưng không thể khắc phục hoàn toàn tình trạng thiếu hụt enzyme này, và hiệu quả có thể khác nhau tùy từng người.

2.3 Sử dụng sữa và thực phẩm không chứa lactose

Bên cạnh việc bổ sung enzyme lactase, người bệnh có thể lựa chọn các sản phẩm thay thế như sữa không lactose, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân hoặc các sản phẩm từ sữa đã qua xử lý để loại bỏ lactose. Những lựa chọn này giúp duy trì chế độ ăn uống lành mạnh mà không gây ra các triệu chứng khó chịu của hội chứng không dung nạp lactose.

2.4 Sử dụng thuốc giảm triệu chứng khi cần thiết

Để giảm bớt các triệu chứng như đau bụng và tiêu chảy, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ, chẳng hạn như thuốc chống tiêu chảy (loperamide) trong trường hợp bị tiêu chảy sau khi ăn thực phẩm chứa lactose.

Ngoài ra, tư vấn dinh dưỡng cũng có thể cần thiết để giúp bệnh nhân xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là canxi và vitamin D, do sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn chính của các chất này.

Người bệnh nên chọn các sản phẩm thay thế sữa không chứa lactose

3. Những lưu ý dành cho người mắc Hội chứng không dung nạp lactose

Người bị hội chứng không dung nạp lactose cần lưu ý một số điểm quan trọng để kiểm soát triệu chứng và duy trì sức khỏe tốt. Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ cụ thể như sau:

- Theo dõi triệu chứng và điều chỉnh chế độ ăn uống

Mức độ không dung nạp lactose ở mỗi người khác nhau, vì vậy việc theo dõi triệu chứng và điều chỉnh chế độ ăn uống là rất quan trọng. Hãy ghi chép lại các loại thực phẩm đã tiêu thụ và mức độ phản ứng của cơ thể để xác định thực phẩm có thể ăn và những thực phẩm nên tránh.

Lactose không chỉ có trong sữa và các chế phẩm từ sữa mà còn có thể xuất hiện trong nhiều thực phẩm chế biến sẵn và công nghiệp, chẳng hạn như:

  • Bánh kẹo, bánh quy, bánh ngọt
  • Nước sốt, gia vị
  • Thực phẩm chế biến sẵn (như thịt chế biến sẵn, thực phẩm đông lạnh, v.v.)

Ngoài ra, một số loại thuốc và vitamin có thể chứa lactose dưới dạng tá dược. Do đó, nếu cần sử dụng thuốc, hãy kiểm tra thành phần hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ/dược sĩ.

- Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng

Khi hạn chế hoặc loại bỏ các sản phẩm từ sữa, cần đảm bảo cơ thể vẫn nhận đủ dưỡng chất quan trọng như canxi, vitamin D và protein để duy trì sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe xương.

  • Canxi: Có thể bổ sung từ các thực phẩm như rau lá xanh, hạt chia, đậu hũ, cá hồi, cá mòi và các loại sữa thay thế có bổ sung canxi.
  • Vitamin D: Giúp cơ thể hấp thu canxi tốt hơn. Vitamin D có thể được cung cấp từ nấm, cá béo, sữa thay thế có bổ sung vitamin D, hoặc tổng hợp từ ánh sáng mặt trời.

Xem thêm tại: ytevietnam.net.vn