- 4 sai lầm mắc phải khi trị táo bón cho trẻ em mãi không khỏi
- Đái tháo đường ở trẻ em: Biểu hiện bệnh và cách phòng ngừa
- Liệu pháp dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ biếng ăn
1. Ý nghĩa của chế độ dinh dưỡng cho trẻ có vấn đề về tiêu hóa
Theo giảng viên cô Thanh Nga tại Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Rối loạn tiêu hóa là một bệnh phổ biến có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ em, chủ yếu do hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ nhỏ gặp vấn đề. Đặc biệt, trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi thường dễ bị ảnh hưởng do cơ thể non nớt, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus và ký sinh trùng gây bệnh tiêu hóa.
Ngoài ra, vệ sinh kém, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài và chế độ dinh dưỡng không cân đối hoặc dị ứng thực phẩm cũng là các nguyên nhân quan trọng dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Cần chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ đúng cách để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa. Ảnh minh họa.
Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo rằng việc cho trẻ ăn dặm quá sớm, tiêu thụ các món ăn khó tiêu, giàu đạm hoặc dầu mỡ, không tuân thủ đúng thời gian ăn, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thường dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Theo TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhiều trường hợp trẻ gặp vấn đề tiêu hóa khi đi khám chủ yếu là do sai sót trong chế độ ăn uống.
Thời kỳ trẻ bắt đầu ăn dặm thường là lúc dễ gây ra rối loạn tiêu hóa. Các trường hợp suy dinh dưỡng do ăn kiêng, thiếu rau củ quả, hạn chế chất béo hoặc ngược lại, tiêu thụ quá nhiều chất béo nhưng lại ít rau củ quả cũng có nguy cơ cao.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị cần chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ đúng cách để phòng tránh rối loạn tiêu hóa: Bắt đầu cho trẻ bú mẹ trong 6 tháng đầu và sau đó bổ sung thêm thực phẩm như thịt, rau củ quả, dầu mỡ... trong giai đoạn ăn dặm; Tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi và thực hiện vệ sinh tay định kỳ để tránh nhiễm khuẩn; Tránh sử dụng thực phẩm không an toàn và không nên cho trẻ tiêu thụ thức ăn nhanh.
2. Các chất dinh dưỡng quan trọng cho trẻ có vấn đề về tiêu hóa
Khi xử lý chế độ dinh dưỡng cho trẻ có vấn đề về tiêu hóa, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng phụ huynh nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và hấp thụ để cung cấp đầy đủ năng lượng và hỗ trợ quá trình phục hồi của trẻ.
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), những nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng mà trẻ có vấn đề về tiêu hóa cần chú ý bao gồm:
Sử dụng thực phẩm giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu hóa: Để bổ sung chất dinh dưỡng, trẻ cần tiêu thụ các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, được chế biến thành dạng lỏng, mềm và dễ tiêu hóa như các loại cháo như cháo thịt gà, thịt lợn nạc nấu với cà rốt, khoai tây, bí đỏ, rau củ… Điều này giúp trẻ dễ tiêu hóa, hấp thụ và không gây kích ứng cho niêm mạc đường tiêu hóa.
Bổ sung nước: Trẻ có vấn đề về tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy… cần phải tiêu thụ nhiều nước hơn bình thường để bù lại lượng nước mất qua phân và nôn mửa. Các loại nước như nước canh, nước cháo, nước trái cây (không có hoặc chỉ thêm một ít đường), nước dừa tươi, nước chín… đều được khuyến khích.
Cháo cà rốt tốt cho trẻ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
Bổ sung probiotic: Theo chia sẻ giảng viên Cao đẳng Dược tại trường cho biết: Probiotic là vi sinh vật có lợi giúp cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ. Có thể cho trẻ tiêu thụ sữa chua hoặc bổ sung probiotic theo hướng dẫn của bác sĩ.
Lưu ý trong cách chế biến thức ăn và cách cho trẻ ăn: Trước khi chế biến và cho trẻ ăn, cần rửa tay sạch. Nên chế biến thức ăn thành dạng mềm, dễ tiêu hóa như hấp, luộc, hầm... và tránh các phương pháp nấu nướng nhiều dầu mỡ. Thức ăn nên được cắt nhỏ để trẻ dễ nhai và nuốt, và không nên cho quá nhiều gia vị. Cần chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày và khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Cũng cần theo dõi tình trạng của trẻ sau mỗi bữa ăn.
3. Gợi ý một số món ăn phù hợp cho trẻ có vấn đề về tiêu hóa
Súp cà rốt
- Nguyên liệu: Cà rốt 300g, đường 30g, muối vừa đủ.
- Cách chế biến: Rửa sạch cà rốt, thái nhỏ và nấu chín. Sau đó, xay nhuyễn cà rốt và cho vào nồi cùng với nước, đường và muối. Đun sôi lại, để nguội và dùng dần.
Cháo thịt nạc cà rốt
- Nguyên liệu: Thịt gà hoặc thịt lợn nạc 50g, gạo tẻ 100g, cà rốt ½ củ, gia vị vừa đủ.
- Cách chế biến: Nấu gạo cho đến khi chín, sau đó thêm cà rốt và thịt vào nồi hầm cùng cháo. Nêm gia vị và đun sôi khoảng 5 phút.
Cháo thịt lợn, cà rốt, khoai tây
- Nguyên liệu: Gạo tẻ 100g, khoai tây 50g, cà rốt 50g, thịt lợn nạc 50g, gia vị vừa đủ.
- Cách chế biến: Nấu gạo cho đến khi chín, sau đó thêm khoai tây và cà rốt vào nồi hầm cùng cháo. Khi cháo chín nhừ, thêm thịt vào và đun sôi thêm 5 phút.
Cháo thịt gà, bí đỏ
- Nguyên liệu: Gạo tẻ 100g, thịt gà 50g, bí đỏ 50g, gia vị vừa đủ.
- Cách chế biến: Nấu gạo cho đến khi chín, sau đó thêm bí đỏ và thịt vào nồi hầm cùng cháo. Khi cháo chín nhừ, thêm gia vị và đun sôi thêm 5 phút.
Sữa chua
- Sữa chua là thực phẩm đặc biệt tốt cho sức khỏe đường ruột, cung cấp vi khuẩn có lợi giúp bảo vệ hệ tiêu hóa.
- Dễ tiêu hóa, giàu protein, canxi và vitamin D, phù hợp với trẻ có vấn đề về tiêu hóa và biếng ăn.
Tin Y tế Việt Nam tổng hợp và chia sẻ