Cây núc nác: tác dụng điều trị bệnh và các bài thuốc cụ thể

Cây núc nác loài mọc hoang, thường gặp ở các khu vực địa hình núi cao. Nhờ những công dụng chữa bệnh, cây núc nác đã được người dân ở nhiều nơi trồng để làm dược liệu. Dưới đây, là thông tin chi tiết về lợi ích cây núc nác cách sử dụng.

Ngày 19/09/2024, 01:58:26   Tác giả : Bích Nhuần    Lượt xem: 47

1. Đặc điểm sinh học của cây núc nác

Cây núc nác (còn gọi là ung ca, mộc hồ điệp, hoàng bá nam, thiên trương chi,...) thuộc họ Chùm ớt, có thân nhẵn, ít phân cành và cao từ 5 - 12m. Vỏ cây có màu xám tro bên ngoài và màu vàng bên trong.

Lá cây hình lông chim, xẻ nhiều lần, mọc đối và tập trung chủ yếu ở ngọn. Hoa núc nác mọc quanh năm ở ngọn cây, có màu nâu sẫm, lớn, với đài hoa hình ống chia thành 5 khía. Hoa chỉ nở ban đêm và thụ phấn nhờ dơi, thường nở vào mùa hè.

Quả dạng nang dài, hai mặt lồi và có cạnh lưng, hạt mỏng và dẹt với các gân nhỏ.

Cây núc nác phổ biến ở Đông Nam Á, nam Trung Quốc, Ấn Độ và Sri Lanka. Ở Việt Nam, loài này mọc nhiều ở rừng núi cao khoảng 900m như Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Điện Biên, Thanh Hóa,... và được người dân trồng làm dược liệu.

Quả núc nác

DSCKI, giảng viên tại Cao đẳng dược tphcm - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ:

2. Cây núc nác: tác dụng điều trị bệnh và các bài thuốc cụ thể

Cây núc nác loài mọc hoang, thường gặp ở các khu vực địa hình núi cao. Nhờ những công dụng chữa bệnh, cây núc nác đã được người dân ở nhiều nơi trồng để làm dược liệu. Dưới đây, là thông tin chi tiết về lợi ích cây núc nác cách sử dụng.

3. Thành phần hóa học, cách khai thác và sơ chế dược liệu núc nác

3.1. Thành phần hóa học

Hạt, vỏ quả và vỏ thân cây núc nác đều được sử dụng làm dược liệu. Hạt chứa 80.40% dầu béo, bao gồm Axit Lignoceric, Axit Oleic, Stearic và chất kiềm màu vàng. Vỏ thân chứa Flavonoid, Alcaloid và Tanin. Vỏ quả có các hợp chất như Axit Ursolic, Axit Cacboxylic, Baicalein và Biochanin-A.

3.2. Cách bào chế dược liệu

Quả núc nác thu hoạch khi chín và được thu hoạch vào mùa thu đông. Hạt sau khi thu hoạch sẽ được phơi khô, rồi ngâm trong nước sôi pha với 400g muối ăn và 10g mộc hồ điệp trong 30 phút. Sau đó, hạt được vớt ra và sao trên bếp đến khi chuyển màu đen.

Vỏ từ thân cây được đẽo thành phiến 2 - 5cm, sau đó phơi hoặc sấy khô và sao vàng trước khi sử dụng.

4. Công dụng dược liệu của cây núc nác

4.1. Theo Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, núc nác có vị ngọt và vị đắng, tác động lên bàng quang và tỳ. Loại dược liệu này có khả năng giảm đau, tiêu viêm, thanh nhiệt và trị ho. Do đó, núc nác được sử dụng để điều trị viêm họng cấp, ho mạn tính, ho gà, và đau thượng vị. Hạt núc nác khi tán thành bột có thể chữa mụn nhọt và làm lành vết loét da. Vỏ thân cây núc nác được sử dụng để điều trị viêm họng, viêm bàng quang, sởi, dị ứng và vảy nến. Ở Ấn Độ, vỏ cây núc nác còn được dùng để chữa kiết lỵ và tiêu chảy.

4.2. Theo Y học hiện đại

Vỏ thân cây núc nác có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và điều trị dị ứng. Các thí nghiệm trên chuột cho thấy vỏ cây có khả năng giảm tính thấm của màng mao mạch. Ở Việt Nam, một loại dược liệu bào chế từ núc nác với hàm lượng 0.25g, có tên là Nunaxin, được sử dụng để trị vảy nến, mẩn ngứa do mày đay và bệnh hen phế quản nhẹ ở trẻ em.

5. Bài thuốc chữa bệnh với cây núc nác và cách sử dụng

5.1. Cách dùng cây núc nác làm dược liệu

Cây núc nác có thể được chế biến thành dược liệu dưới dạng bột mịn, cao, hoặc làm nước sắc để rửa ngoài da. Liều lượng thuốc sắc uống đối với hạt là 1.5 - 3gr/ngày, và đối với vỏ thân cây là 15 - 30gr/ngày.

Sử dụng núc nác làm dược liệu chữa bệnh cần có hướng dẫn từ thầy thuốc có chuyên môn

5.2. Bài thuốc chữa bệnh với dược liệu núc nác

  • Chữa lở loét da, ngứa da

Sử dụng 30gr mỗi loại khúc khắc và núc nác, sắc uống hàng ngày.

  • Chữa viêm đường tiết niệu

Kết hợp các dược liệu: rễ cỏ tranh, núc nác, mã đề với lượng bằng nhau. Rửa sạch và sắc thuốc, uống nước trong ngày cho đến khi triệu chứng viêm nhiễm biến mất.

  • Chữa ho mạn tính

Tán 10g vỏ cây núc nác thành bột mịn hoặc sắc nguyên vỏ để lấy nước uống.

  • Chữa đau dạ dày

Sắc 50g mỗi loại dược liệu: bồ hoàng phân, ô tắc cốt, ngũ linh chi, núc nác để uống nước thuốc.

  • Chữa mày đay mẩn ngứa

Cách thứ nhất:

Sao vàng 16g vỏ thân cây núc nác, sau đó sắc cùng 16gr kim ngân hoa, 10gr phòng phong, 16gr lá cơm rượu, 16gr sài đất, 16gr sài hồ, 10gr hạt dành dành, 10gr cam thảo, và 10gr uất kim. Chia nước thuốc thành 2 lần uống/ngày.

Cách thứ hai:

6gr vỏ thân cây núc nác mang sao vàng, kết hợp với 14gr ké đầu ngựa, 14gr lá đơn tướng quân, 16g kim ngân hoa, 10g trần bì, 10g tô mộc, và 12g cú hoa. Sắc lấy nước và chia uống làm 2 lần /ngày.

5.3. Những điều cần tránh khi sử dụng vị thuốc núc nác

Ban tư vấn, truyền thông Cao đẳng Y dược TPHCM cập nhật và lưu ý:

Không dùng cây núc nác cho người bị tiêu chảy, đầy bụng, hoặc đi ngoài phân lỏng do dược liệu này có tính hàn.

Người bị sổ mũi, sốt, hoặc ho do cảm lạnh nên hạn chế sử dụng núc nác.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây núc nác chủ yếu dựa vào truyền miệng và chưa được xác minh về hàm lượng chính xác. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.