Cảnh báo tỉ lệ biến chứng của bệnh quai bị rất cao

Bệnh quai bị là căn bệnh thuộc dạng truyền nhiễm cấp tính do virus Paramyxo, bệnh dễ dàng lây qua đường hô hấp, tuyến nước bọt ở trẻ em, thanh thiếu niên.

Ngày 28/03/2018, 02:05:29   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 3103

Bệnh quai bị tuy không phải căn bệnh quá nguy hiểm nhưng có thể gây ra các biến chứng lớn như viêm buồng trứng, viêm tinh hoàn, nếu bị nặng có thể dẫn đến vô sinh ở cả nam và nữ.

Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết của bệnh quai bị

Bệnh quai bị rất dễ nhận biết thông qua các dấu hiệu như tuyến nước bọt dưới mang tai, hàm hai bên to bạnh ra. Có thể làm biến dạng mặt, phình mặt, cổ bạnh, cằm sệ.

Bệnh nhân sẽ nhận thấy mang tai bị sưng, căng bóng, nóng đau, không đỏ, ấn vào không lõm với viêm tuyến nước bọt do virus. Nếu đỏ, ấn vào bị lõm do viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn gây ra.

Ít nước bọt, quánh, có mủ chảy ra khi vuốt dọc ống tuyến, lỗ ống stenon viêm đỏ. Góc hàm bị sưng, bệnh nhân bị đau họng, khó nhai nuốt, đau hàm hoặc đau toàn thân, sốt, mệt mỏi, đau đầu.

Bệnh quai bị thường có nhiều biến chứng

Bệnh quai bị thường có nhiều biến chứng

Đối với những người đã từng mắc bệnh vẫn có thể mắc lại lần thứ 2 nếu hệ miễn dịch yếu hoặc ở trong vùng dịch bệnh quai bị. Nếu mắc lần 2 các dấu hiệu triệu chứng sẽ ít hơn.

Các chuyên gia tin tức Y tế cho biết có đến 25-35% người bị bệnh quai bị sau tuổi dậy thì có thể bị viêm mào tinh hoàn, viêm buồng trứng gây nên chứng vô sinh.

Các biến chứng của bệnh quai bị

Bệnh quai bị tuy không quá nguy hiểm nhưng khi bệnh nặng sẽ có nhiều biến chứng hơn đặc biệt ở đối tượng người lớn:

Viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn: Tỉ lệ biến chứng chiếm 20-35% ở người sau khi đã dậy thì và mắc quai bị. Vi khuẩn, virus sẽ ủ bệnh khoảng từ 7-10 ngay mới phát bệnh. Nam giới sẽ nhận thấy tinh hoàn bị sưng to, mào tinh căng phù, viêm và sốt sẽ kéo dài từ 3-7 ngày. Có đến 50% trường hợp nam giới bị teo tinh hoàn, giảm chất lượng, số lượng tinh trùng, dẫn đến vô sinh.

Nhồi máu phổi: Biến chứng này thưởng xảy ra khi bị viêm tinh hoàn nguyên nhân do huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến gây nên.

Viêm buồng trứng: Tỉ lệ viêm buồng trứng ở nữ giới mắc bệnh quai bị sau tuổi dậy thì chiếm khoảng 7% và hiếm khi dẫn đến vô sinh.

Viêm tụy: Biến chứng này chiếm khoảng 3-7% bệnh nhân sẽ bị buồn nôn, đau bụng nhiều, huyết áp tụt.

Thần kinh bị tổn thương: Viêm não chiếm khoảng 0,5% bệnh nhân sẽ có các dấu hiệu như nhức đầu, co gật, rối loạn tri giác, thị giác, đầu to do não úng thủy. Thậm chí dẫn đến nguy cơ điếc, viêm đa rễ thần kinh, viêm tủy sống cắt ngang, suy giảm thị lực.

Tiêm phòng vắc xin để phòng ngừa bệnh quai bị hiệu quả nhất

Tiêm phòng vắc xin để phòng ngừa bệnh quai bị hiệu quả nhất

Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh quai bị trong thời kì 3 tháng đầu có thể gây sẩy thai, dị dạng, ở 3 tháng cuối gây thai chết lưu, sinh non.

Ngoài ra bệnh nhân mắc quai bị còn có các biến chứng như viêm tuyến giáp, tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác, viêm cơ tim, viêm phổi, rối loạn các chức năng gan xuất huyết do giảm tiểu cầu….bởi vậy bệnh nhân không nên chủ quan khi mắc bệnh và tìm đến các cơ sở y tế gần nhất để có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.

Để phòng bệnh quai bị hiệu quả nhất nên thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho trẻ em, trẻ nhỏ, hoặc tiêm phòng khẩn cấp khi tiếp xúc với các đối tượng nhiễm bệnh. Không dùng chung đồ đạc, dụng cụ vệ sinh, ăn uống để tránh lây nhiễm qua đường hô hâp, tuyến nước bọt.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn