- Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ chuẩn theo quy định của bộ Y tế
- Triệu chứng sốt xuất huyết và sốt siêu vi khác nhau không?
- Nguyên nhân gây sốt xuất huyết và sốt rét khác nhau như thế nào?
Cần làm gì khi trẻ bị rắn cắn?
Rắn cắn nguy hiểm như thế nào?
Theo Y Tế Việt Nam tổng hợp: Rắn có loại có độc có loại không, có loại độc nguy hiểm có loại ít nguy hiểm hơn. Trong tổng số 725 loài rắn có nọc độc trên thế giới thì chỉ có khoảng 250 loài có thể giết chết con người chỉ bằng một nhát cắn. Tiên lượng tính chất nghiêm trọng phụ thuộc vào loại rắn độc cắn, lượng độc chất vào cơ thể, vị trí cắn và cách sơ cứu tại chỗ.
Thường thì trẻ em khi bị rắn độc cắn thường nặng hơn do cân nặng của trẻ thấp hơn người lớn, trẻ thường không biết ngồi yên một chỗ nên sự phát tán chất độc thường nhanh hơn.
Rắn độc thường có 2 loại là
- Nhóm độc gây rối loạn đông máu: Rắn chàm quạp, rắn lục tre, rắn lục xanh… Bệnh cảnh khi bị những loại rắn nhóm này cắn là: phù nề hoại tử tại vết cắn, xuất hiện trong bóng nước và chảy máu không cầm vết cắn. Toàn thân có rối loạn đông máu: Nôn ra máu, các vết bầm dưới da xa nơi rắn cứn, xuất huyết não… Xét nghiệm cận lâm sàng: Máu chảy, máu đông kéo dài, fibrinogen giảm, tiểu cầu giảm, đông máu nội mạc rải rác.
- Nhóm gây liệt, suy hô hấp: Rắn hổ đất, rắn hổ mang, rắn hổ mèo, cạp nong, cạp nia, rắn biển… Bệnh cảnh lâm sàng thường xuất hiện sớm trong 30p đến vài giờ và diễn biến rất nhanh đến suy hô hấp. Tại chỗ cắn phù nề và đau. Toàn thân Tê, mắt mờ, sụp mi, liệt hầu họng nói khó, nuốt khó sau đó là yếu liệt chi, liệt cơ hô hấp và ngừng thở.
Rắn cắn nguy hiểm như thế nào?
Theo tin tức Y Tế thì vấn đề rắn lành cắn thì thường chỉ đau tại chỗ, không phù lan tỏa, không hoại tử, không xuất huyết, không có dấu hiệu toàn thân đi kèm. Để xác định rắn độc hay rắn lành cắn, test đông máu là 1 xét nghiệm có độc chính xác cao.
Nọc độc rắn gồm hơn 20 thành phần khác nhau, chủ yếu là protein chứa các men và độc tố polypeptide
Sơ cứu rắn cắn đúng cách.
Nguyên tắc trong sơ cứu và điều trị rắn cắn là:
- Làm chậm hấp thu độc tố.
- Xác định loại rắn và dùng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu sớm.
- Điều trị biến chứng xảy ra tại các chuyên khoa bệnh có đầy đủ chuyên môn và thiết bị y tế.
Sơ cứu tại chỗ ở nơi xảy ra tai nạn có vai trò làm chậm lại sự hấp thu nọc rắn vào cơ thể bằng cách:
- Trấn an nạn nhân, thường thì nạn nhân bị rắn cắn sẽ rất hoảng sợ. Việc hoảng sợ sẽ khiến tim đập nhanh, đẩy nhanh tuần hoàn làm cho độc tố di chuyển nhanh hơn.
- Bất động và đặt chi bị cắn thấp hơn tim để làm chậm hấp thu độc tố. Với trẻ nhỏ cần dặn trẻ ngồi yên không di chuyển. Cởi bỏ đồ trang sức ở vùng bị cắn.
- Rửa sạch vết thương với nước sạch và dung dịch sát khuẩn ( nếu có) sau đó băng lại. Không tiến hành rạch da, hút nọc độc bằng miệng hay giác hút… vì những biện pháp này không có hiệu quả mà có nguy cơ làm tăng nhiễm trùng, tăng lan tỏa nọc độc.
- Băng ép chi bị cắn với băng cuộn để hạn chế hấp thu chất độc theo đường bạch huyết, lưu ý không được gây hạn chế sự lưu thông của máu trừ khi biết chắc loài rắn đã cắn có nọc độc tác động đến thần kinh.
- Đưa nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo cần đưa đến bệnh viện lớn nơi có sẵn huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu, trường hợp bệnh nhân lơ mơ, hôn mê, tình trạng nguy hiểm cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất
Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, đều phải xử trí và theo dõi tại bệnh viện ít nhất trong 12h đầu. Những điều trị tiếp theo tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.
Nguồn: Lâm Nhung - (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur)