Cách xử lý thông minh nhất khi trẻ bị điện giật

Khi trẻ bị điện giật cha mẹ cần có phương pháp xử lý kịp thời và đúng cách để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi nguy hiểm và hạn chế tối đa nguy cơ tử vong.

Ngày 02/04/2018, 02:24:48   Tác giả :     Lượt xem: 1052

Điện giật là tai nạn thường gặp ở trẻ em, nơi xảy ra tai nạn thường là ở nhà, điện 220 volt, hiếm khi điện cao thế >1000 volt. Tổn thương tùy điện thế, cường độ dòng điện, thời gian tiếp xúc, tổn thương phối hợp như té ngã. Dòng điện xoay chiều nguy hiểm hơn 1 chiều, điện cao thế nguy hiểm hơn điện nhà. Tổn thương bao gồm: phỏng tại chỗ và rối loạn nhịp tim tỉ lệ vào khoảng 10 - 20%. Tử vong nhanh trong vòng vài phút đầu chủ yếu là do rung thất, ngừng tim, ngừng thở.

Cách xử lý thông minh nhất khi trẻ bị điện giật

Cách xử lý thông minh nhất khi trẻ bị điện giật

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với bác sĩ Nguyễn Thị Hậu – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để cùng tìm hiểu rõ hơn về mối nguy hiểm của điện giật cũng như tìm cách phòng tránh.

Hỏi: Thưa Bác sĩ, Bác sĩ có thể cho biết các nguyên nhân gây ra điện giật ở trẻ và các mức độ tổn thương khi bị điện giật?

Trả lời:

Các nguyên nhân gây ra điện giật thường gặp ở trẻ là do chạm vào nguồn điện, công tác điện bị hỏng, dây điện bị bong tróc, thiết bị hư.

  • Mức độ nhẹ: không triệu chứng toàn thân hoặc lừ đừ, nhức đầu.
  • Mức độ nặng: Ngừng thở do dòng điện đi ngang qua ức chế trung tâm hô hấp hoặc do co thắt cơ hoành, cơ ngực. Ngừng tim do dòng điện đi qua tim. Rối loạn tri giác, hôn mê, co giật. Rối loạn nhịp tim. Tiểu ít, tiểu đỏ myoglobine do tiêu cơ.

Hỏi: Nguyên tắc sơ cứu khi trẻ bị điện giật là gì?

Trả lời:

Khi phát hiện trẻ bị điện giật cần nhanh chóng ngắt dòng điện bằng cách ngắt cầu chì hoặc rút dây điện. Trong trường hợp không thể ngắt được dòng điện có thể dùng vật không dẫn điện như ghế, chổi, thảm để đẩy trẻ ra khỏi nguồn điện. Nếu trẻ bị bất tỉnh cần nhanh chóng kiểm tra nhịp thở nếu tim ngưng thở thì hô hấp nhân tạo và gọi cấp cứu ngay. Nếu trẻ bị bỏng do điện thì nhanh chóng cởi bỏ quần áo, rửa vùng bỏng dưới nước lạnh, sau đó băng lại. Cuối cùng nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế. Lưu ý tuyệt đối không chạm tay trực tiếp kéo trẻ ra khỏi nguồn điện khi nguồn điện chưa bị ngắt.

Cần đưa trẻ nhập cấp cứu trong các trường hợp sau: Trẻ bị ngừng thở, ngừng tim, bất tỉnh tại hiện trường. Điện cao thế. Trẻ bị rối loạn tri giác. Rối loạn nhịp tim trên ECG. Bỏng độ 2 trên 10% hoặc độ 3.

Hỏi: Khi bệnh nhân bị điện giật cần làm các xét nghiệm cận lâm sàng nào?

Trả lời:

Cần làm một số xét nghiệm sau:

Làm thế nào phòng tránh trẻ bị điện giật?

Làm thế nào phòng tránh trẻ bị điện giật?

  • Công thức máu.
  • Điện tâm đồ.
  • Ion đồ.
  • Creatine phosphokinase (CPK).
  • Tìm myoglobine trong nước tiểu.
  • Chức năng thận.
  • Tổng phân tích nước tiểu.
  • Xét nghiệm phát hiện tổn thương kèm theo: X-quang sọ não, cột sống ngực, chi hoặc CT sọ não.

Hỏi: Khi bị điện giật bệnh nhân sẽ được điều trị như thế nào?

Trả lời:

Bệnh nhân trong tình trạng cấp cứu:

  • Cấp cứu ngừng thở ngừng tim.
  • Hỗ trợ hô hấp.
  • Điều trị rối loạn nhịp: ngoại tâm thu thất, nhanh thất, rung thất với thuốc chống loạn nhịp và phá rung với máy phá rung.
  • Hồi sức sốc:
  • Điều trị rối loạn nhịp nếu có (sốc do điện giật thường là do rối loạn nhịp nặng).
  • Bù dịch và thuốc vận mạch theo hướng dẫn.
  • Điều trị co giật với Diazepam tĩnh mạch.
  • Điều trị biến chứng:
  • Rối loạn điện giải.
  • Tiểu myoglobine: truyền dịch gấp rưỡi nhu cầu cơ bản để tăng thải myoglobine và phòng ngừa suy thận cấp, theo dõi và giữ nước tiểu 1- 2 ml/kg/giờ.
  • Điều trị tổn thương phối hợp.
  • Bệnh nhân ổn định:
  • Đo và theo dõi điện tim trong 24 giờ, kịp thời phát hiện và xử trí rối loạn nhịp, mặc dù rối loạn nhịp trễ thì hiếm gặp.
  • Theo dõi SpO2.
  • Săn sóc vết bỏng.
  • Thuốc tân dược giảm đau paracetamol 10 - 15 mg/kg/lần ngày 3- 4 lần.
  • Điều trị tổn thương phối hợp.
  • Nên theo dõi mỗi 30 phút – 1 giờ khi hồi sức hoặc mới nhập viện.  Đồng thời theo dõi lượng dịch xuất nhập mỗi 6 - 8 giờ.
  • Còn trong trường hợp là điện nhà, không có triệu chứng toàn thân bất thường ngay và sau khi bị điện giật, phỏng độ 1-2 nơi tiếp xúc thì có thể điều trị ngoại trú tại nhà.

Hỏi: Để tránh bị điện giật cần đảm bảo tốt các công tác nào?

Trả lời:

Khi nuôi dạy trẻ, nên nhớ nguyên tắc phòng tránh là trên hết. Do đó để tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra chúng ta cần chú ý các vấn đề sau đây:

Sơ cứu khi trẻ bị điện giật

Sơ cứu khi trẻ bị điện giật

  • Sử dụng các ổ điện có nắp che để không cho trẻ chọc tay vào.
  • Không cho trẻ sử dụng các thiết bị điện đặc biệt là không cho mang vào nhà tắm
  • Rút tất cả phích cắm điện khi không sử dụng.
  • Trong nhà nên thiết kế dây điện âm tường, dùng ống luồn dây điện bên ngoài.
  • Không cho trẻ chơi gần nguồn điện, ổ điện.
  • Không lại gần đường điện cao thế.

Điện giật là một trong các tai nạn thường xảy ra ở trẻ. Mức độ tổn thương khi bị điện giật phụ thuộc vào cường độ, điện thế, điện trở, điện sinh hoạt hay cao thế, thời gian tiếp xúc và các chấn thường đi kèm do té ngã.

Hy vọng với những chia sẻ trên của Bác sĩ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chúng ta đã có thêm những kiến thức cần thiết xoay quanh vấn đề điện giật ở trẻ. Nhưng nên nhớ điều quan trọng nhất vẫn là phòng tránh đừng để chuyện đáng tiếc xảy ra ở trẻ.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn