- Vật lí trị liệu kết hợp luyện tập trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất
- Mệt mỏi và khổ sở vì căn bệnh thoái hóa đốt sống ở người già
- Người bệnh bị thoái hóa cột sống nên ăn gì?
Bị thoát vị đĩa đệm khi nào phải phẫu thuật?
Theo Tin tức Y tế mới nhất tổng hợp, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hiện nay ở Việt Nam chiếm tỷ lệ khá cao, có đến 30% dân số mắc phải căn bệnh này và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhiều người thường phát hiện bệnh quá muộn, điều trị không đúng cách dẫn đến bệnh tái phát và ngày càng nặng hơn.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm là gì?
Bác sĩ Lê Ngoan, giảng viên Cao đẳng Kỹ thuật Vật lý trị liệu – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, có nhiều nguyên nhân gây ra thoái vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, trong đó nguyên nhân hàng đầu là các chấn thương cột sống, sau đó là các tư thế xấu trong lao động. Các chấn thương vào vùng cột sống như ngã ngồi đập mông xuống đất, chấn thương tác động trực tiếp vào vùng cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm cấp tính sau khi nâng vật nặng.
Bác sĩ cho biết, một số trường hợp vận động sai tư thế cột sống chẳng hạn như kiễng chân để lấy vật ở trên cao hoặc xa tầm tay với. Hoặc cố kéo một vật nặng hoặc xoay người đột ngột dẫn tới đau chói cột sống và có thể gây thoát vị đĩa đệm.
Một số nghề nghiệp khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh chuyên khoa thoát vị đĩa đệm như người lái xe máy, ôtô, những người làm việc khuân vác, nông dân...
Hình ảnh thoát vị đĩa đệm
Bị thoát vị đĩa đệm khi nào nên phẫu thuật?
Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Vật lý trị liệu cho biết, tùy theo tính chất tổn thương, vị trí, biến chứng cũng như mức độ ảnh hưởng tới khả năng vận động, lao động và sinh hoạt của người bệnh mà cân nhắc tới các biện pháp điều trị bảo tồn và điều trị can thiệp phẫu thuật.
Các biện pháp điều trị bảo tồn như: nghỉ ngơi; vật lý trị liệu xoa bóp, tắm suối khoáng, đắp bùn; chiếu đèn hồng ngoại, sóng ngắn, điện phân,... Có thể áp dụng các biện pháp như tác động cột sống, kéo giãn cột sống trong điều trị bệnh. Trong một vài tuần đầu tiên mới bị, khi tổn thương thoát vị đĩa đêm còn mới chưa bị xơ hóa, việc tác động cột sống làm giãn các mâm sống và dịch chuyển phần đĩa đệm bị lồi trở lại vị trí bình thường. Kéo giãn cột sống bằng dụng cụ cũng có tác dụng tương tự, chỉ định cho lồi hoặc thoát vị đĩa đệm. Người bệnh có thể được chỉ định mặc áo nẹp cột sống có tác dụng cố định tạm thời, hạn chế các động tác lên vùng cột sống tổn thương, qua đó giảm lực tác động lên đĩa đệm.
Trường hợp bị thoát vị đĩa đệm cấp, bác sĩ cho biết, có khoảng 85% bệnh nhân sẽ đáp ứng với điều trị nội khoa (uống thuốc, nghỉ ngơi, tập vật lý trị liệu) trong trung bình 6 tuần.
Một số trường hợp sau đây, bệnh nhân nên được điều trị can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật):
- Điều trị nội khoa thất bại sau 6-8 tuần.
- Bệnh nhân không muốn điều trị thử bằng nội khoa sau khi các bác sĩ chuyên khoa tiên lượng khả năng đáp ứng thấp.
- Cần mổ cấp cứu khi: rối loạn cảm giác (tê hoặc mất cảm giác), yếu liệt vận động, rối loạn tiêu tiểu và sinh dục liên quan đến thoát vị đĩa đệm hay còn gọi là “hội chứng chùm đuôi ngựa”, dấu thần kinh khu trú tiến triển, đau kháng trị mặc dù đã dùng đến thuốc giảm đau gây nghiện.
Nguồn: Y tế Việt Nam tổng hợp (Từ Sức khỏe đời sống).