Bệnh xơ gan ứ mật là gì?

Xơ gan ứ mật có thể gây nên nhiều biến chứng nguy có thể đe dọa tính mạng do đó cần được điều trị đúng cách để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh.

Ngày 02/08/2019, 08:30:48   Tác giả : Văn Quyết    Lượt xem: 803

Xơ gan ứ mật có nguy hiểm không?
Xơ gan ứ mật có nguy hiểm không?

Bệnh xơ gan do ứ mật là gì?

Xơ gan mật nguyên phát là một bệnh chuyên khoa trong đó đường mật trong gan của bạn đang dần bị phá hủy. Cụ thể, mật bị ứ đọng do viêm, tắc đường mật làm ảnh hưởng, tổn thương tế bào gan dần dần dẫn đến xơ gan.

 Xơ gan mật nguyên phát được cho là một bệnh tự miễn, cơ thể tự tạo ra kháng thể chống lại các tế bào của mình và chưa được tìm được biết đến rõ ràng.

Đối tượng mắc phải bệnh xơ gan ứ mật nguyên phát

Phụ nữ là đối tượng dễ mắc phải bệnh xơ gan ứ mật, đặc biệt là phụ nữ nằm trong độ tuổi từ 30 – 60. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Triệu chứng và dấu hiệu

Xơ gan mật nguyên phát tiến triển chậm. Ở giai đoạn đầu, bệnh Các xơ gan ứ mật nguyên phát thường xuất hiện các triệu chứng như ngứa ngáy toàn thân hoặc lòng bàn tay, bàn chân, tiêu phân mỡ. Các triệu chứng thường gặp tiếp theo đó là vàng da, mệt mỏi và dễ bị bầm tím. Khi bị xơ càng nặng, gan sẽ suy gây ra triệu chứng sưng chân, ngủ lịm, tràn dịch màng bụng và rối loạn ý thức. Ngoài ra, bệnh còn có một số biến chứng khác như  xuất huyết do giãn tĩnh mạch thực quản ở người bị xơ gan hoặc thiếu vitamin, loãng xương hoặc đau khớp.

Triệu chứng và dấu hiệu xơ gan ứ mật là gì?
Triệu chứng và dấu hiệu xơ gan ứ mật là gì?

Nguyên nhân gây xơ gan ứ mật nguyên phát là gì?

Nguyên nhân chính xác gây xơ gan ứ mật nguyên phát được cho là do rối loạn tự miễn còn nguyên nhân cụ thể vẫn chưa được xác định rõ ràng. Cơ chế của tự miễn là việc hệ thống miễn dịch của cơ thể đối kháng lại các mô trong chính cơ thể.

Trong trường hợp xơ gan mật nguyên phát, các tế bào lympho tích tụ trong gan, đồng thời xâm nhập và phá hủy các tế bào lót trong ống mật của gan. Các ống mật bị viêm lan rộng và phá hủy các tế bào gan gần đó. Các tế bào gan khi bị phá hủy sẽ hình thành nên các mô sẹo dẫn đến xơ gan. Nguy cơ mắc bệnh

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ gan ứ mật nguyên phát?

Yếu tố di truyền

Nhiều nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng của yếu tố di truyền cũng làm tăng khả năng mắc bệnh. Do đó, nếu có ai trong gia đình bị căn bệnh này, bạn cũng có thể có khả năng mắc bệnh nên cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Yếu tố từ môi trường

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng yếu tố duy truyền khi kết hợp với nhân tố môi trường có khả năng thúc đẩy việc nhiễm bệnh xơ gan mật nguyên phát. Các yếu tố môi trường bao gồm: nhiễm khuẩn, khói thuốc, các hóa chất môi trường độc hại…

Tuy nhiên, dù không có các yếu tố nguy cơ thì bạn vẫn có thể mắc xơ gan ứ mật nguyên phát.

Những phương pháp điều trị bệnh xơ gan ứ mật nguyên phát?

Hiện nay vẫn chưa có biện pháp cụ thể điều trị xơ gan ứ mật nguyên phát. Các phương pháp được đưa ra chỉ nhằm giảm triệu chứng bệnh.

Dùng thuốc

Coa thể sử dụng các loại thuốc như thuốc ursodiol và colchicine để giảm các triệu chứng và hư hại gan, dùng cholestyramine để giảm cảm giác ngứa.

Chế độ ăn uống

Sử dụng thuốc kết hợp với một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp hạn chế sự phát triển của bệnh. Bổ sung chế độ nhiều rau xanh ít đạm và ăn nhiều trái cây để bổ sung các loại vitamin nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt, người bệnh nên hạn chế dùng muối để giảm các tích tụ trong gan.

Các thói quen hạn chế diễn tiến của bệnh xơ gan mật nguyên phát?
Các thói quen hạn chế diễn tiến của bệnh xơ gan mật nguyên phát?

Phẫu thuật cấy ghép

Trong các trường hợp nặng, cấy ghép gan nhân tạo là sự lựa chọn tốt để điều trị xơ gan ứ mật nguyên phát.

Các thói quen hạn chế diễn tiến của bệnh xơ gan mật nguyên phát?

Để có thể kiểm soát tốt tình trạng phát triển của bệnh xơ gan ứ mật, bạn nên lưu ý vài điều dưới đây:

  • Thường xuyên tái khám bệnh để có thể theo dõi được các diễn biến triệu chứng của bệnh.
  • Dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Sử dụng chế độ ăn ít muối
  • Có chế độ luyện tập thể dục khoa học.
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…

Nguồn: http://ytevietnam.net.vn/