- Trung bình nước ta mỗi ngày có 80 người tử vong vì liên quan đến bệnh đái tháo đường
- Năm 2019 chương trình ghép phổi sẽ chính thức được “trình làng” tại Việt Nam
- Cách phòng và điều trị eczema cho trẻ vào mùa đông
Chân tay miệng là một căn bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ, bệnh có diễn biến phức tạp và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
2 bé trai 2 tuổi suýt tử vong do mắc bênh tay chân miệng ở cấp độ nặng
2 bé trai bị tay chân miệng trong tình trạng nguy kịch
Mới đây trang tin tức Y tế đã có dịp nghi lại những chia sẻ của PGS.TS.BS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc, BV Nhi Đồng về trường hợp thứ nhất là bé Đ.T.C (2 tuổi) ngụ tại Cà Mau bị mắc tây chân miệng. Được biết, bé Đ.T.C có biểu hiện sốt, ho, sau đó nổi hồng ban. Mẹ cho uống hạ sốt thì khỏi nhưng sau đó tiếp tục sốt. Sau 3 ngày ở nhà tự điều trị không thuyên giảm, phụ huynh đưa con đến bệnh viện huyện, sau đó chuyển đến BV Sản Nhi Cà Mau thì bệnh nặng dần, bệnh nhi lên cơn co giật, rối loạn mạch, lơ mơ, suy hô hấp phải thở máy. Trước tình hình nguy hiểm, các bác sĩ BV Sản Nhi Cà Mau đã nhờ sự hỗ trợ tuyến trên khi gửi tất cả các hình ảnh, kết quả xét nghiệm, màn hình monitor theo dõi tim phổi cho các bác sĩ ở TP.HCM để ra các chỉ định điều trị. Tuy nhiên do tình trạng bệnh quá nặng, các bác sĩ đã quyết định chuyển viện ngay trong đêm.
Tại BV Nhi Đồng 1, bệnh nhi được xác định mắc bệnh tay chân miệng độ IV, bé tiếp tục phải thở máy và tiến hành lọc máu liên tục. May mắn sau 6 giờ đồng hồ lọc máu, sức khoẻ của bệnh nhi bắt đầu có dấu hiệu khả quan hơn. Tuy nhiên vì bệnh ở giai đoạn nặng nên bé tiếp tục được lọc máu 36 tiếng thì tri giác ổn định dần, nhịp tim trở lại bình thường. Sau một tuần chữa trị tích cực, bé hiện đã được cai máy thở, tuy nhiên biến chứng thần kinh đã khiến chức năng nhai nuốt bị ảnh hưởng, phải tập thêm vật lý trị liệu.
Cũng tương tự như trường hợp của bé Đ.T.C tại Cà Mau, trường hợp thứ hai cũng là một bé trai 2 tuổi nhà ở Cần Thơ. Bệnh nhân cũng bắt đầu bằng dấu hiệu sốt, điều trị ở nhà 3 ngày không khỏi nên phụ huynh đưa đến BV Nhi Đồng Cần Thơ. Tại bệnh viện, bé được chuẩn đoán là bị rối loạn hô hấp, rối loạn huyết động học. Tuy nhiên tình trạng của cháu bé có chiều hướng xấu đi các bác sĩ đã chuyển bệnh nhân từ Cần Thơ về TP.HCM. Tại BV Nhi Đồng 1, bệnh nhi cũng được xác định mắc bệnh tay chân miệng độ IV, biến chứng thần kinh, mạch nhanh hơn 200 lần/phút, suy hô hấp, tri giác kém. Trong tình huống khẩn, các bác sĩ cũng đã cho bé thở máy, lọc máu liên tục trong 36 giờ đồng hồ và phải mất hơn một tuần điều trị, sức khỏe mới cải thiện và dần ổn định.
Những dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng ở cấp độ IV
Dấu hiệu nhận viết bệnh tay chân miệng ở cấp độ nặng
So với thời điểm tháng 9 thì hiện nay số trẻ mắc bệnh tay chân miệng đã giảm thiểu, tuy nhiên những ca mắc tay chân miệng trong giai đoạn này thì rất dễ phát triển sáng giai đoạn nặng là giai đoạn IV. Vì thế để chú động phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở con cha me cần nắm chắc những dấu hiệu cụ thể sau:
- Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp
- Sốt cao không hạ: Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamol. Lúc này, cần dùng một loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn đó là các chế phẩm có Ibuprofen.
- Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.
Nếu trẻ có 1 trong 3 triệu chứng nêu trên, cần đưa trẻ đi khám để được xử trí kịp thời. Được biết tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ và rất dễ lây cho người khác, dễ bùng phát thành dịch. Vì thế trong quá trình nuôi dạy trẻ cha mẹ cần chú ý để đảm bảo tốt cho sự phát triển ở con.
Nguồn: ytevietnam.net.vn