Theo đó, các chuyên gia y tế cảnh báo có rất nhiều trường hợp nhập viện trong tình trạng suy đa tạng, biến chứng, xuất huyết nặng, chảy máu và không thể cứu nổi vì những hiểu lầm phổ biến mà ai cũng mắc khi phòng chống cũng như điều trị bệnh sốt xuất huyết.
- Tử vong vì không nhận biết được dấu hiệu sốt xuất huyết
- Dấu hiệu sốt xuất huyết cực nguy hiểm nhưng ít ai biết
- Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết và cách phòng tránh bệnh
Vì sao bệnh nhân mắc sốt xuất huyết không được uống Aspirin?
Sốt xuất huyết đã bùng phát và lan rộng như một đại dịch ở nước ta
Các trang tin tức y tế mới nhất ghi nhận sốt xuất huyết vốn là một căn bệnh truyền nhiễm mà vật trung gian truyền bệnh thì có ở xung quạn chúng ta. Đó là muỗi đã có virut gây bệnh sốt xuất huyết. Chỉ cần bị muỗi này cắn, bạn sẽ lập tức bị sốt xuất huyết. Và nếu không phát hiện nhanh chóng, kịp thời thì bệnh nhân có thể mắc phải các biến chứng vô cùng nặng nề vừa khiến cho bác sĩ khó khăn khi điều trị vừa có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của bản thân.
Vài tháng trở lại đây, số ca sốt xuất huyết ở cả người lớn và trẻ em gia tăng một cách rất nhanh, các bệnh viện điều trị bệnh nhân phải nằm ghép giường. Thêm vào đó, dịch sốt xuất huyết đã bắt đầu hoành hành không chỉ ở Khu vực Nam Bộ mà Hà Nội cũng đã trở thành điểm dịch lớn. Chính vì thế, với cương vị là một bác sĩ chuyên khoa, Bác sĩ Hồ Văn Cưng, hiện đang công tác tại BV đa khoa tỉnh Long Anh đã chỉ ra 4 hiểu lầm nguy hiểm chết người về bệnh sốt xuất huyết mà ai cũng mắc phải.
Cảnh báo: 4 hiểu lầm gây chết người về bệnh sốt xuất huyết
Bên cạnh các quan niệm sai lầm về cách điều trị, phòng chống và việc sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ khi bị bệnh sốt xuất huyết thì bạn còn phải nhớ những nguyên tắc cấm kỵ trong khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết. Nếu nắm được các kiến thức phổ biến dưới đây và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa thì việc điều trị bệnh sốt xuất huyết sẽ ngày càng nhanh chóng và rút ngắn thời gian điều trị tại các cơ sở y tế. Cụ thể là 4 hiểu lầm phổ biến dưới đây:
Nếu đã bị sốt xuất huyết 1 lần thì sẽ không bị tái phát
Đây là quan điểm phổ biến nhất mà ai cũng mắc chính là cho rằng bị sốt xuất huyết 1 lần thì sẽ không bị lần thứ 2 trong đời. Đây là suy nghĩ chủ quan của những người đã từng bị bệnh. Câu chuyện mà giảng viên một Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tại Hà Nội kể rằng con gái 6 tuổi đã từng bị sốt xuất huyết cách đây 2 năm nhưng khi con bị sốt 3 ngày liên tục thì chỉ nghĩ con bị cảm sốt vì cho rằng con đã bị sẽ không bị lại. Thực tế, có không ít người quan niệm như mẹ trên. Tuy nhiên, theo lý giải của bác sĩ chuyên khoa thì bệnh sốt xuất huyết đã tạo được miễn dịch suốt đời nhưng với virus gây bệnh này có đến tổng cộng bốn chủng nên trong đời bạn phải mắc bệnh sốt xuất huyết 4 lần.
Nếu đã bị sốt xuất huyết 1 lần thì sẽ không bị tái phát
Dấu hiệu hết sốt là khỏi bệnh
Lại thêm một quan niệm hoàn toàn sai lầm về bản chất của bệnh sốt xuất huyết mà ai cũng mắc phải. Đó chính là nếu cảm giác hết sốt là đã khỏi bệnh. Bởi vì bệnh có đến 3 giai đoạn mà giai đoạn hết sốt chính là thời kỳ nguy hiểm nhất của bệnh và kèm theo một số triệu chứng điển hình bao gồm: tay chân lạnh, mạch nhanh, huyết áp hạ, xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam và có thể có cả đi tiêu ra máu và nôn ra máu. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể tử vong rất nhanh.
Con đường lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết là tiếp xúc
Với bệnh sốt xuất huyết, trang tin y tế đã cập nhật rất nhiều thông tin về con đường lây nhiễm bệnh chính là muỗi có mang mầm bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều tin tưởng rằng chỉ cần tiếp xúc thì có thể bị lây bệnh. Chỉ cần muỗi cắn người bệnh rồi cắn người lành là có thể lây truyền bệnh rất nhanh.
Dùng thuốc giảm đau hạ sốt Aspirin để điều trị sốt xuất huyết
Thông thường nhiều người khi nhận thấy cơ thể bị sốt cao liên tục thì thường dùng thuốc giảm đau hạ sốt như Aspirin để điều trị. Việc làm này cực kỳ nguy hiểm vì vừa không thể giảm đau hạ sốt vừa có thể khiến cho tình trạng xuất huyết ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Thêm vào đó, áp dụng với trẻ em có thể gây ra tình trạng nặng của bệnh sốt xuất huyết: phân đen, nôn ra máu, xuất huyết dưới da và than đau bụng vùng thượng vị. Thậm chí có thể gây ra xuất huyết dạ dày dẫn đến tử vong.
Dùng thuốc giảm đau hạ sốt Aspirin để điều trị sốt xuất huyết
Bởi vậy nếu có dấu hiệu bị bệnh thì bạn nên cân nhắc để kiểm tra tại các cơ sở y tế và điều trị nhanh nhất tránh trường hợp biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng.
Trang Minh