Vì sao bác sĩ khuyến cáo không bao giờ được lấy ráy tai?

Theo Giáo sư  - Tiến sĩ - Bác sĩ Phạm Kiên Hữu, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM thì chúng ta không được lấy ráy tai. Vì sao lại thế?

Ngày 16/11/2017, 08:06:24   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 1901

Thói quen làm vệ sinh tai hằng ngày bằng cách lấy ráy tai ở nhiều người là hoàn toàn sai lầm nhưng không hề hay biết. Theo Giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Phạm Kiên Hữu, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM giải thích thì chúng ta không bao giờ được lấy ráy tai. Dưới đây là câu trả lời của bác sĩ về vấn đề này.

Vì sao bác sĩ khuyến cáo không bao giờ được lấy ráy tai?

Vì sao bác sĩ khuyến cáo không bao giờ được lấy ráy tai?

Lấy ráy tai để làm sạch tai là thói quen tai hại nhất

Ráy tai theo quan niệm của nhiều người chính là chất bẩn và cần được loại bỏ ngay trong tai tốt cho thính lực là hoàn toàn sai lầm. Theo các chuyên gia về tin tức y tế mới nhất thì tai của chúng ta có cấu tạo giống như cái ống và đáy của cái ống được bịt bởi một lớp màng, gọi là màng nhĩ. Như vậy, khi da của ống tai do thượng bì sinh ra của màng nhĩ mọc từ phía trong ra phía bên ngoài. Mọc sẽ sinh ra đẩy thành ráy tai ở phần cửa tai khiến chúng ta cảm thấy ngứa nên thường dùng tay để lấy ra ngoài. Có thể bạn chưa biết, ráy tai thực sự không phải là chất bẩn mà là da da trong ống tai ngoài tiết để làm môi trường axit giúp ống tai khô và ngăn ngừa được sự phát sinh của vi khuẩn trong tai.

Thông thường nhiều người rất thích lấy ráy tai vì cảm giác thoải mái nhưng không hề biết rằng đó là một thói quen gây hại cho thính giác của chúng ta. Vì theo các chuyên gia khẳng định khi lấy ráy tai từ trong da ngoài sẽ làm da ống tai bị tổn thương khiến tai dễ bị ẩm ướt, tạo điều kiện lý tưởng để vi khuẩn dễ phát triển và gây hại cho sức khỏe và khả năng nghe của bạn. Tin y tế cũng đã đăng tải thông tin và nhận được sự phản hồi rất tốt.

Lấy ráy tai để làm sạch tai là thói quen tai hại nhất

Lấy ráy tai để làm sạch tai là thói quen tai hại nhất

Ngoài ra, độ dày của da ống tai chỉ bằng 1/10 da bên ngoài nên rất dễ bị tổn thương và lại tì lên xương nên khi dùng tăm bông hay bất kỳ vật gì để lấy ráy tai từ bên trong ra bên ngoài cũng có tổn thương đến da ống tai khiến mô bên dưới tiết dịch và gây một số bệnh như viêm tai giữa…thậm chí vì thói quen ấy mà nhiều người có thể bị điếc, nhiễm trùng não gây tử vong rất nhanh.

Chuyên gia khuyên không bao giờ được lấy ráy tai?

Lấy ráy tai khi đi cắt tóc, gội đầu rất phổ biến nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho thính giác và sức khỏe của bạn. Với những lý do dưới đây, các bác sĩ chuyên khoa khuyên chúng ta không nên lấy ráy tai dù bằng bất kỳ một hình thức nào:

Thứ nhất, do cấu tạo tai của chúng ta rất dễ bị tổn thương, khi lấy ráy tai bằng những người không có chuyên môn về y tế thì việc sử dụng các dụng cụ không đảm bảo vệ sinh và thực hiện các thao tác không an toàn đều có thể gây hại cho tai của bạn.

Thứ hai, khi sử dụng các dụng cụ sắc nhọn và ngoáy vô sâu bên trong tai để lấy ráy tai ra bên ngoài sẽ khiến cho da ống tai có nguy cơ cao bị nhiễm trùng; đặc biệt việc này cũng có thể làm thủng màng nhĩ tạo điều kiện cho vi trùng ăn sâu vào trong tai và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm. Vì thế, các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khuyến cáo chúng ta không bao giờ được lấy ráy tai. Đừng bao giờ chủ quan lấy ráy tai.

Chuyên gia khuyên không bao giờ được lấy ráy tai?

Chuyên gia khuyên không bao giờ được lấy ráy tai?

Nếu chẳng may bị nhiễm trùng khi lấy ráy tai bạn cần thực hiện các bước xử lý như sau:

  • Đến các bác sĩ chuyên khoa Tai, Mũi Họng để được xử lý ngay lập tức trước khi gây ra hậu quả nghiêm trọng.
  • Nguyên tắc quan trọng nhất mà bạn cần nhớ chính là khi tai bị viêm tuyệt đối không được khều, móc, tự chăm sóc bằng bất kỳ phương pháp nào. Bởi vì khi có những tổn thương thì chỉ bác sĩ chuyên khoa mới xử lý, chăm sóc và ngăn ngừa diễn biến nặng của các nhiễm trùng từ da ống tai.

Trên đây là những lưu ý mà bạn cần chú ý khi lấy ráy tai sao cho an toàn.

Trang Minh