Trang tin tức y tế mới nhất đưa tin đây cũng là ý kiến được đưa ra tại lễ mít tinh vào ngày 13/11 tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề “Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm”. Tin y tế thông tin đây vấn đề quản lý bán thuốc kháng sinh cũng là vấn đề nan giải của bệnh nhân, bác sỹ, dược sỹ và các cơ quan quản lý quan tâm.
- Khám phá lộ trình phát triển của vòng 1 như thế nào theo thời gian?
- Sốc: Nam thanh niên 21 tuổi suýt chết vì tiêm chất để tăng cơ bắp
- BVĐK Thạc Thất: Hé lộ uy quyền của chiếc còi ủ báo động tại phòng cấp cứu
Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến ký tên lên bảng sử dụng kháng sinh có trách nhiệm
Kháng kháng sinh là tình trạng nguy hiểm đáng báo động
Thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh có vai trò quan trọng trong việc điều trị chữa bệnh. Tuy nhiên, thuốc cũng là “con dao hai lưỡi”, có những tác dụng phụ, nếu sử dụng không đúng cách hoặc tự ý sử dụng sẽ gây ra những hậu quả không chỉ kéo dài thời gian điều trị mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, kéo dài thời gian điều trị, thậm chí tử vong, tăng chi phí điều trị, đặc biệt là gia tăng tình trạng kháng kháng sinh.
Trong y tế, đơn thuốc có ý nghĩa rất quan trọng cả về chuyên môn (chỉ định điều trị, hướng dẫn liều dùng, cách dùng, khoảng thời gian dùng thuốc...), kinh tế (căn cứ để tính chi phí điều trị, BHYT) và pháp lý (căn cứ để giải quyết các khía cạnh pháp lý của hoạt động khám chữa bệnh và hành nghề dược, đặc biệt liên quan đến thuốc độc, thuốc gây nghiện...). Một đơn thuốc hợp lý là yêu cầu bắt buộc đối với bác sỹ và bán thuốc kê đơn là yêu cầu bắt buộc đối với các dược sỹ. Đó là một đơn thuốc được ghi nội dung đúng theo quy định, các thuốc được kê hợp lý, ghi tên thuốc theo tên chung quốc tế ( INN, generic), hàm lượng, cách dùng, liều dùng…sẽ giúp nâng cao chất lượng điều trị, giảm thiểu sự nhầm lẫn, sai sót trong cung ứng, sử dụng, tiết kiệm thời gian, giảm tai biến sử dụng thuốc an toàn và chi phí điều trị cho người bệnh.
Nguyên nhân đẫn đến hiện tượng lạm dụng thuốc kháng sinh, vitamin?
Hiện nay, hiện tượng lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin được đề cập tại nhiều quốc gia, đặc biệt, lạm dụng kháng sinh xẩy ra đối với nhiều loại bệnh, trên nhiều đối tượng bệnh nhân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng thuốc, đáng chú ý là một số nguyên nhân như: Bác sỹ kê đơn của bác sỹ không phù hợp, không nhiễm khuẩn vẫn chỉ định dùng kháng sinh; kê đơn không đúng kháng sinh, không phù hợp với bệnh, kê đơn quá liều, kê kháng sinh thế hệ mới, đắt tiền ngay khi trẻ em lần đầu dùng kháng sinh...
Kháng kháng sinh là tình trạng nguy hiểm đáng báo động
Dược sỹ bán thuốc khi không có đơn của bác sỹ, thậm chí chỉ định kháng sinh cho người bệnh. Người bệnh, người dân tự ý dùng kháng sinh, không tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc…Một cuộc khảo sát bệnh nhân ở 11 quốc gia trên toàn thế giới cho thấy 22,3% số bệnh nhân được dùng thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng cấp tính tại cộng đồng thừa nhận không tuân thủ đầy đủ liệu trình. Nhiều bệnh nhân dùng liều thấp hơn hoặc chỉ dùng trong thời gian ngắn 3 ngày thay vì 5 ngày.
Tại Việt Nam, kê đơn và sử dụng thuốc kháng sinh cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới. Việc tự do mua thuốc kháng sinh ở nhà thuốc khi không có đơn của bác sỹ khá phổ biến. Theo kết quả khảo sát về việc bán thuốc kháng sinh ở các cơ sở bán lẻ thuốc ở vùng nông thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc cho thấy nhận thức về kháng sinh và kháng kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp đặc biệt ở vùng nông thôn. Phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn 88% (thành thị) và 91% (nông thôn). Kháng sinh đóng góp 13,4% (ở thành thị) và 18,7% (ở nông thôn) trong tổng số doanh thu của cơ sở bán lẻ thuốc.
Hiện vấn đề kháng thuốc kháng sinh ở Việt Nam ngày càng trở lên trầm trọng, đáng báo động, hầu hết vi khuẩn kháng với kháng sinh, nhiều vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh, một số vi khuẩn kháng với tất cả kháng sinh. Ngoài những nguyên nhân kể trên, một trong các nguyên nhân dẫn đến kháng kháng sinh là do việc sử dụng kháng sinh rộng rãi, kéo dài, lạm dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và trồng trọt để điều trị, phòng chống dịch bệnh trên động vật, cũng như cho mục đích sản xuất đã làm cho các vi sinh vật thích nghi với thuốc, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn trở thành kháng thuốc, làm cho thuốc kém hiệu quả hoặc không hiệu quả.
Ngành y tế đã có nhiều các văn bản quy định về bán thuốc kê đơn được ban hành và phổ biến, thậm chí hành vi bán lẻ thuốc mà không có đơn thuốc còn là hành vi bị nghiêm cấm, nhưng việc chấp hành và thực hiện của các cơ sở bán lẻ thuốc chưa nghiêm. Công tác hậu kiểm còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó số lượng nhà thuốc quá lớn trên địa bàn với cơ cấu nhân lực của cơ quan quản lý còn hạn chế cũng là một trong những khó khăn được đưa ra. Ngoài ra, chế tài xử phạt vi phạm chưa đủ sức răn đe, theo quy định đối với hành vi bán lẻ các loại thuốc phải kê đơn mà không có đơn thuốc bị xử phạt từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng; đối với hành vi kê đơn thuốc không ghi đầy đủ, rõ ràng, không chính xác trong đơn bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Bộ y tế quản lý bán thuốc theo đơn như thế nào?
Để sử dụng kháng sinh an toàn hợp lý, hiệu quả, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quy định kê đơn hợp lý, cấm bán kháng sinh khi không có đơn nhưng trên thực tế còn nhiều bất cập, hạn chế. Người dân mua thuốc dễ như mua rau; Nhận thức về kháng sinh của người dân và trong chính cán bộ y tế còn hạn chế; dược sỹ chủ nhà thuốc bán thuốc không theo đơn của bác sỹ, bị lợi ích kinh tế chi phối; Công tác quản lý lỏng lẻo, thiếu nhân lực, thiếu điều kiện kiểm tra giám sát thường xuyên; chế tài xử phạt còn nhẹ...
Bộ y tế quản lý bán thuốc theo đơn như thế nào?
Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, Bộ Y tế đã xây dựng Đề án “Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020”( Quyết định số 4041/QĐ-BYT ngày 7/9/2017) với mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và nâng cao trách nhiệm của cán bộ y tế. Đặc biệt là người kê đơn thuốc và bán lẻ thuốc trong việc thực hiện quy định của pháp luật về kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn trọng tâm là kháng sinh qua đó góp phần giảm tình trạng kháng kháng sinh, lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc không hợp lý.
Trong đó, người kê đơn thuốc phải thực hiện quy định của pháp luật về kê đơn thuốc và chịu trách nhiệm về đơn thuốc do mình kê cho người bệnh; tuân thủ đúng các hướng dẫn chuyên môn và sử dụng kháng sinh trong điều trị hợp lý, an toàn.. Người bán lẻ thuốc phải tuân thủ việc thực hiện quy định về bán thuốc kê đơn đặc biệt là bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc. Đặc biệt người dân chỉ mua và sử dụng thuốc kháng sinh khi được bác sỹ khám bệnh, kê đơn và sử dụng kháng sinh theo đúng hướng dẫn của bác sỹ.
Khi đã có đầy đủ các quy định và việc triển khai thực hiện được kiểm tra giám sát chắt chẽ thì mối quan hệ người bệnh- bác sỹ- người bán thuốc chắc chắn việc sử dụng kháng sinh sẽ không diễn ra tràn lan và phổ biến như hiện nay.
Thông tin trên cũng là vấn đề đáng chú ý của nhiều sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.
Nguồn theo Báo Infonet