Triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh lý nam học khá phổ biến xảy ra do quá trình giãn nở đám rối tĩnh mạch bên trong tinh hoàn gây giảm hoặc mất khả năng sinh sản ở nam giới.

Ngày 20/08/2019, 08:27:55   Tác giả : Văn Quyết    Lượt xem: 968

Triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?
Triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh gì?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một bệnh lý nam khoa xảy ra do quá trình giãn nở đám rối tĩnh mạch bên trong tinh hoàn. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể hình thành ở một bên hoặc cả hai bên. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra ở bên tinh hoàn trái do tĩnh mạch bên trái thường chịu áp lực lớn hơn bên phải.

Giảng viên Hoàng Thị Hậu - Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: “Tùy theo mức độ giãn tĩnh mạch mà bệnh biểu hiện các triệu chứng sau: tinh hoàn to, sờ được tĩnh mạch ngoằn ngoèo dưới bìu, tinh hoàn teo…Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách bệnh có thể dẫn đến giảm hoặc mất khả năng sinh sản ở nam giới.”

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh gì?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh gì?

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Hầu hết trường hợp bệnh nhân khám định kỳ hoặc khám vô sinh mới phát hiện ra bệnh trong quá trình thăm khám. Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh bao gồm:

  • Đau tinh hoàn bên bệnh
  • Cảm giác tức nặng tinh hoàn, tăng lên khi đứng hoặc vận động gắng sức và giảm khi nằm ngửa
  • Sờ thấy búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo dưới bìu
  • Tinh hoàn bên bệnh teo nhỏ hơn so với bên kia
  • Rối loạn sinh tinh
  • Giảm khả năng sinh sản và vô sinh

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh

Tin Y tế Việt Nam 24h cập nhật thêm, giãn tĩnh mạch thừng tinh xảy ra do tình trạng giãn nở bất thường của tĩnh mạch tinh và đám rối tĩnh mạch nằm trong bìu. Nguyên nhân giãn nở do hệ thống van của tĩnh mạch thừng tinh suy yếu hoặc không có van dẫn đến hiện tượng trào ngược máu từ tĩnh mạch thận vào đám rối tĩnh mạch tinh. Bệnh thường gặp ở bên trái hơn do cấu trúc giải phẫu của tĩnh mạch tinh phải ngắn và đổ xéo góc vào tĩnh mạch chủ dưới trong khi đó tĩnh mạch tinh trái dài hơn và đổ gần như vuông góc vào tĩnh mạch thận.

Hiện nay, cơ chế chính xác gây tổn thương tinh hoàn ở bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh vẫn có nghiên cứu rõ ràng. Một số giả thiết cho răng tĩnh mạch thừng tinh tổn thương do tăng nhiệt độ ở bìu (làm nhiệt độ tinh hoàn tăng lên 0,6-0,8 độ C) được nhiều người chấp nhận nhất. Ngoài ra còn một số giả thuyết như: ứ đọng máu tĩnh mạch, tăng prostaglandine hoặc catecholamine trong tĩnh mạch thừng tinh…

Chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng cách nào?

Bác sĩ chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh dựa vào quá trình khám lâm sàng và kết quả siêu âm tinh hoàn của người bệnh.

Chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng cách nào?
Chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng cách nào?

  • Khám lâm sàng: Ngoài triệu chứng đau tức tinh hoàn, rối loạn sinh tinh và giảm khả năng sinh sản mà bệnh nhân gặp phải, bác si thông qua quá trình thăm khám lâm sàng có thể phát hiện một búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo, không đau nằm phía dưới tinh hoàn.
  • Siêu âm tinh hoàn: Cung cấp hình ảnh chính xác về các cấu trúc, hình ảnh tĩnh mạch bên trong tinh và giúp loại trừ các nguyên nhân khác gây ra giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh như thế nào?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến vô sinh ở nam giới. Hiện nay, điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh được thực hiện chủ yếu bằng các phương pháp can thiệp ngoại khoa.

  • Phẫu thuật thắt tĩnh mạch tinh qua nội soi ổ bụng hoặc mổ mở: Bác sĩ chỉ định với các trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh có triệu chứng như đau tức tinh hoàn kéo dài, rối loạn sinh tinh, gây khó chịu và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống người bệnh
  • Điều trị bằng can thiệp nội mạch qua da:Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay do mang lại hiệu quả cao. Hệ thống tĩnh mạch thừng tinh được tiếp cận thông qua một ống có gắn camera kết nối với màn hình theo dõi, ống được đưa vào từ bẹn của bệnh nhân giúp ngăn ngừa quá trình trào ngược máu về tĩnh mạch thừng tinh.

Theo: Tin Y Dược  - Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur