Tìm hiểu về căn bệnh thiếu máu nhược sắc

Thiếu máu nhược sắc là một trong các bệnh lý thường gặp về máu. Bệnh gây nên những ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe. Nếu không được phát hiện và điều trị bệnh có thể gây tử vong.

Ngày 14/08/2019, 07:52:37   Tác giả : Văn Quyết    Lượt xem: 2346

 

Tìm hiểu về căn bệnh thiếu máu nhược sắc
Tìm hiểu về căn bệnh thiếu máu nhược sắc

Thiếu máu nhược sắc là gì?

Thiếu máu nhược sắc là bệnh lý liên quan đến việc suy giảm số lượng huyết sắc tố trong tế bào khiến hồng cầu có kích thước nhỏ và nhạt màu hơn bình thường, làm giảm khả năng vận chuyển oxy tới các mô.

Đối tượng mắc bệnh thiếu máu nhược sắc

Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng với các lứa tuổi, giới tính khác nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh cao thường ở phụ nữ trong độ tuổi sinh nở và trẻ em.

Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu nhược sắc

GV Nguyễn Thảo (Trường CĐ Y Dược Pasteur) Bệnh thiếu máu nhược sắc chủ yếu là do thiếu sắt. Ngoài ra, bệnh còn do nhiều nguyên nhân đa dạng biểu hiện quả bệnh mãn tính như sau:

Thiếu máu nhược sắc là gì?
Thiếu máu nhược sắc là gì?

  • Khi mắc các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, đau dạ dày… thì việc hấp thu sắt sẽ kém hơn nhiều so với người bình thường.
  • Người bị chảy máu mạn tính, chảy máu tiêu hóa  sẽ gây mất nhiều sắt hoặc các bệnh ký sinh khuẩn đường ruột như giun móc, trĩ,… cũng gây thiếu sắt.
  • Trẻ ăn không đúng và đủ chất dinh dưỡng, thức ăn thiếu đa dạng, thiếu các món nguồn gốc động vật dẫn đến việc cung cấp sắt cho cơ thể không đủ. Ngoài ra, các trường hợp rẻ đẻ non hoặc người mẹ trong thời gian có thai và cho con bú bị thiếu sắt.
  • Bên cạnh đó, có các trường hợp mắc bệnh thiếu máu nhược sắt không do thiếu sắt gây ra như rối loạn chuyển hóa huyết sắc tố trong một số trường hợp nhiễm độc; cơ thể thiếu đạm hoặc thiếu vitamin B6; bệnh thiếu máu Thalassemia; rối loạn về hormon như thiểu năng giáp trạng….

Triệu chứng của thiếu máu nhược sắc

Ở giai đoạn đầu, người thiếu máu nhược sắc không gây có biểu hiện gì. Ở giai đoạn sau, khi các mô cơ quan không nhận đủ lượng oxy cần thiết để hoạt động sẽ làm xuất hiện những dấu hiệu thường gặp như mệt mỏi, thiếu năng lượng, da tái xanh; đau đầu, ù tai, hoa mắt chóng mặt; gây khó thở, nhịp tim nhanh; rối loạn tiêu hóa; tóc khô gãy rụng…. Ngoài ra, với trẻ em, bệnh còn có biểu hiện như ăn chậm; cơ thể phát triển chậm hơn so với bình thường.

Triệu chứng của thiếu máu nhược sắc
Triệu chứng của thiếu máu nhược sắc

Tuy nhiên, để biết chính xác bạn có bị thiếu máu nhược sắc hay không, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tiến hành làm các nghiệm liên quan để tìm ra nguyên nhân.

Phương pháp điều trị thiếu máu nhược sắc.

Khi được chẩn đoán thiếu máu nhược sắc, bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định thích hợp tùy tình trạng bệnh nhân.

Đối với trường hợp thiếu máu nặng thì có thể tiến hành bổ sung các dạng chế phẩm sắt bằng truyền tĩnh mạch hoặc dung dịch uống, viên nén, khuyến khích sử dụng thuốc bổ sung sắt dạng uống.  Lưu ý việc sử dụng sắt đường truyền tĩnh mạch chỉ dùng trong các trường hợp như thiếu máu thiếu sắt nặng, rất nặng; cơ thể không hấp thu được sắt hoặc thiếu máu trong khi bệnh mạn tính hoặc viêm nhiễm đang tiến triển.

Đối với trường hợp thiếu máu nhẹ thì có thể bổ sung sắt qua thức ăn và uống các chế phẩm chứa sắt.

Tuy nhiên, người bệnh cần tìm được nguyên nhân gây thiếu sắt để điều trị đồng thời với điều trị thiếu máu thiếu sắt một cách triệt để, tránh gây thiếu sắt tái phát.

Bệnh thiếu máu nhược sắc ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người bệnh. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, phù hợp, bệnh sẽ diễn biến theo hướng nặng lên và có thể dẫn đến tử vong.

Một số cách phòng bệnh

Do nguyên nhân chủ yếu gây bệnh thiếu máu nhược sắc là do thiếu sắt nên bạn có thể phòng bệnh bằng cách bổ sung sắt vào cơ thể dưới dạng viên uống hoặc chế độ ăn.

 Uống viên bổ sung sắt trong suốt thời kỳ mang thai giúp mẹ và bé giảm thiểu sự thiếu máu.

Ăn các thực phẩm giàu sắt, vitamin như thịt màu đỏ (thịt bò, thịt trâu…), hải sản,thịt gia cầm, trứng, bột bánh mì, đậu, lạc, các loại rau xanh đậm như rau ngót, dền, muống,…Đồng thời, kết hợp uống nước hoa quả vitamin C như cam, chanh, quýt rất tốt cho quá trình hấp thu sắt.  Hạn chế sử dụng cùng trà, cà phê,.. có thể làm giảm hấp thu sắt.

Nguồn: http://ytevietnam.net.vn