Những điều cần biết về bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh khá phổ biến hiện nay, nguyên nhân chủ yếu do chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh.

Ngày 17/08/2017, 02:28:22   Tác giả :     Lượt xem: 842

Làm sao để biết mình mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản? Hãy xem những triệu chứng dưới đây để biết mình có mắc phải căn bệnh nan y này không nhé !

 

Ợ nóng là biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Những triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày thực quản

1. Ợ nóng

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một trong những căn bệnh mãn tính với triệu chứng đầu tiên là ợ nóng, người bệnh có cảm giác thấy nóng cổ do trào ngược dịch dạ dày lên thực quản. Niêm mạc thực quản bị kích thích bởi axit HCI hoặc dịch mật trong dịch dạ dày làm bệnh nhân có cảm giác nóng rát lan từ dạ dày đến vùng hạ họng hoặc lên tận mang tai. Chứng ợ nóng thường xuất hiện sau bữa ăn hoặc những cơn ho ban đêm do tư thế nằm. Các triệu chứng trên tăng khi uống rượu, uống đồ chua.

2. Đau ngực

Người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể cảm thấy đau tức lồng ngực, đây là một trong những triệu chứng cơ bản nhất của bệnh. Do cơn đau kéo dài nên một số người thường lầm tưởng với bệnh đau tim.

3. Đắng miệng

Ở một số bệnh nhân, axit dạ dày có thể trào ngược tới cuống họng, tạo ra vị đắng trong miệng, thậm chí có thể gây ngạt. Nếu thấy hiện tượng này bạn nên tới gặp bác sĩ.

4. Khó nuốt

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể bị tái đi tái lại nhiều lần gây tổn hại cho thực quản,  axit bị trào ngược có thể làm sưng tấy mô thực quản dưới, từ đó làm hẹp thực quản và gây ra tình trạng khó nuốt.

5. Thường xuyên buồn nôn

Là sự ựa dịch đọng trong thực quản lên tới họng, nên người bệnh thường cảm thấy buồn nôn khi thay đổi tư thế hay cố làm gắng sức một việc gì đó. Dịch thường không mùi vị, không chua và có thể lẫn thức ăn chưa được tiêu hóa.

Người bị trào ngược dạ dày thực quản thường cảm thấy buồn nôn

Cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản

1 Sử dụng phương pháp tây y

Sử dụng thuốc kháng axit:

Thuốc có tác dụng làm trung hòa axit dạ dày. Một số thuốc như Maalox, Mylanta, Gelusil … có thể làm giảm các triệu chứng trào ngược axit nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc kháng axit không có tác dụng chữa lành được bệnh nếu sử dụng lâu dài cần tham vấn ý kiến bác sĩ. Không nên lạm dụng thuốc kháng axit có thể gây ra tác dụng phụ như tiêu chảy hoặc táo bón.

Các loại thuốc làm giảm tiết axit dạ dày:

Một số loại thuốc như cimetidine,  famotidine, nizatidine hoặc ranitidine có tác dụng làm giảm tiết axit trong dạ dày. Những loại thuốc này không làm giảm ngay các triệu chứng nhanh như  thuốc kháng axit, nhưng chúng mang đến hiệu quả lâu dài hơn.

Điều trị trào ngược axit với thuốc ức chế bơm proton

Thuốc ức chế bơm proton PPI làm giảm nhanh các triệu chứng và làm lành viêm thực quản trong các trường hợp nên là thuốc được chọn đầu tiên trong điều trị nội khoa bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Do bệnh dễ tái phát sau ngưng sử dụng thuốc nên thường phải điều trị duy trì sang giai đoạn điều trị hỗ trợ.

2. Điều trị bệnh trào ngược thực quản dạ dày bằng đông y

Theo Đông Y điều trị các bệnh chuyên khoa dạ dày đặc biệt là bệnh trào ngược dạ dày thực quản phải tác động từ nguyên nhân của bệnh, cụ thể là cân bằng lượng axit tiết ra và đảm bảo thức ăn trong dạ dày phải được tiêu hóa tốt. Nhờ đó mà quá trình điều trị mang lại hiệu quả cao mà không gây ra bất cứ một phản ứng phụ nào. Các loại thảo dược từ tự nhiên như bạch thược, thanh diệp hành, nghệ vàng, cam thảo dây, nghệ đen, thanh bì, chuối hoa rừng có tác dụng điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản rất tốt.

Bài thuốc được bào chế từ các loại thảo dược trên có tác dụng giảm đau, giảm tiết axit dạ dày, trung hòa axit dạ dày, điều trị bệnh viêm họng, chữa hôi miệng do nguyên nhân trào ngược thực quản dạ dày.

Để điều trị dứt điểm bệnh trào ngược thực quản dạ dày, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc mọi người cần quan tâm hơn về chế độ ăn uống, sinh hoạt nghỉ ngơi để bệnh nhanh khỏi và không bị tái phát.

Nguồn: ytevietnam.net.vn