Nga tuyên bố có vắc xin ngừa COVID-19, các chuyên gia nhận định thế nào?

Ngày 11/8 Nga chính thức tuyên bố có vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới, đây là một tin đáng mừng trong khi dịch COVID-19 còn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Ngày 12/08/2020, 02:31:17   Tác giả : Bích Nhuần    Lượt xem: 1198

Tuy vậy, tuyên bố này vẫn khiến nhiều chuyên gia ngờ vực, theo các chuyên gia cần có thêm thời gian để nghiên cứu và phát triển.

Nga tuyên bố có vắc xin ngừa COVID-19, các chuyên gia nhận định thế nào?

Nga tuyên bố có vắc xin ngừa COVID-19, các chuyên gia nhận định thế nào?

Nga tuyên bố có vắc xin ngừa COVID-19

Theo tin tức Y tế mới nhất đăng tải trên trang VTC, hôm 11/8, Tổng thống Nga tuyên bố nước này phát triển loại vắc xin đầu tiên cung cấp khả năng "miễn dịch vững vàng" chống COVID-19. "Sáng nay, lần đầu tiên trên thế giới, một loại vắc xin chống COVID-19 đã được đăng ký", ông Vladimir Putin nói trong cuộc họp qua truyền hình với các bộ trưởng.

Theo Tổng thống Nga, vắc xin hoạt động khá hiệu quả và tạo nên hệ miễn dịch vững vàng. Vắc xin COVID-19 do Nga sản xuất trải qua các thử nghiệm cần thiết và sớm bắt đầu sản xuất hàng loạt. Một trong hai con gái của Tổng thống đã được tiêm vắc xin và thấy hoàn toàn khỏe mạnh.

Bộ Y tế Nga trước đó nói việc tiêm chủng hàng loạt có thể bắt đầu vào tháng 10. Tất cả người tham gia đều phát triển khả năng miễn dịch. Nhóm đầu tiên xuất viện ngày 15/7 và nhóm thứ hai vào ngày 20/7.

Nga tuyên bố chế tạo thành công vắc xin COVID-19

Nga tuyên bố chế tạo thành công vắc xin COVID-19

Nhận định của chuyên gia

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Quốc Thái – Trung tâm Nhiệt đới lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai cho rằng đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa tìm ra thuốc kháng virus SARS-COV-2 và việc tìm ra vắc xin được coi là chìa khoá để ngăn chặn đại dịch COVID-19.

Dù khoa học công nghệ hiện nay phát triển, rút ngắn nhiều công đoạn trong quá trình phát triển vắc xin nhưng con người vẫn chưa hoàn toàn làm chủ được quá trình này. Hiện có hàng trăm ứng cử viên tham gia chạy đua nghiên cứu vắc xin COVID-19 với hàng chục loại bắt đầu thử trên người.

Đến nay vẫn chưa có kết quả công bố nào thực sự thuyết phục về hiệu quả và tính an toàn của vắc xin COVID-19 để có thể khuyến nghị cộng đồng sử dụng. Ông Thái cho rằng, vắc xin của Nga cũng tương tự như vậy.

Theo bác sĩ Thái, một vắc xin muốn lưu hành trên thị trường và được các nước công nhận sử dụng, nhà sản xuất vắc xin phải chứng minh được tính hiệu quả cũng như tính an toàn của vắc xin. 

Còn chuyên gia dịch tễ học và di truyền loãng xương - giáo sư Nguyễn Văn Tuấn – nghiên cứu viên chính tại viện Garvan, Úc cho biết hiện có hơn 150 nhóm trên thế giới nghiên cứu tìm vắc xin COVID-19. Nhưng đến đầu tháng 8/2020 thì chỉ có 8 ';ứng viên'; được thử nghiệm lâm sàng trên người.

Tám ứng viên đó là mRNA-1273 của Moderna (Mỹ), Inovio (Mỹ), ChAdOx1 nCoV-19 của ĐH Oxford (Anh), ĐH Queensland (Úc), Ad5-nCoV của Trung Quốc, và của các tập đoàn Johnson & Johnson, Sanofi, và Pfizer.

Các chuyên gia Cao đẳng Dược cũng cho rằng Vắc xin COVID-19 không thể phát triển nhanh bởi bất cứ vắc xin nào cũng giống như thuốc đều phải trải qua 4 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, vắc xin được tiêm cho một số ít người khoẻ mạnh và một số bệnh nhân. Mục đích là xem xét có phản ứng phụ hay không, và xác định liều lượng thích hợp.

Giai đoạn 2, vắc xin được tiêm cho hàng trăm người bị nhiễm. Mục đích của giai đoạn này là đánh giá hiệu quả và an toàn của vắc xin.

Giai đoạn 3, đây là giai đoạn quan trọng nhất, và có hàng ngàn người tham gia. Một số người sẽ được tiêm vắc xin, một số được tiêm giả dược hay một loại thuốc hiện hành. Mỗi người phải được theo dõi vài tháng, có khi vài năm.

Nghiên cứu giai đoạn này có thể kéo dài từ 1 đến 5 năm. Dữ liệu từ giai đoạn này là chứng cớ khoa học để FDA phê chuẩn hay bác bỏ vắc xin.

Giai đoạn 4, sau khi vắc xin đã được phê chuẩn và bán ra thị trường, công ty vẫn phải theo dõi hiệu quả của vắc xin  để ghi nhận các biến chứng và phản ứng phụ. 

Một vắc xin từ khi nghiên cứu, thử nghiệm, công bố và đưa ra thị trường thì phải tốn 10-15 năm, hay ngắn nhất cũng là 4 năm. Dịch COVID-19 dù có nới lỏng quy định và vắc xin sẽ đến bệnh nhanh hơn thì cũng phải 2 năm.    

Theo vị chuyên gia, ngay cả khi vắc xin vào đến giai đoạn 3 của thử nghiệm, vẫn có nguy cơ thất bại. Vì vậy rất khó có thể có vắc xin trong năm 2020.

Ban biên tập Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ tiếp tục cập nhật thêm những thông tin mới về vắc xin ngừa COVID-19.

Nguồn: Y tế Việt Nam tổng hợp từ báo VTC.