Lý do bất ngờ giúp phương pháp châm cứu trị được bệnh

​Bên cạnh phương pháp điều trị bệnh với máy móc, trang thiết bị hiện đại thì phương pháp châm cứu trong Y học Cổ truyền đơn giản mà hiệu quả cũng không thể bỏ qua.

Ngày 20/06/2017, 01:31:07   Tác giả : Bích Nhuần    Lượt xem: 1709

Chỉ với cây kim đơn giản nhưng lại có thể làm nên những điều tuyệt vời không tưởng khi có thể giảm đau, phòng ngừa và điều trị một số bệnh lý. Vậy điều gì khiến phương pháp này trở nên hiệu quả như vậy?

Lý do bất ngờ giúp phương pháp châm cứu trị được bệnh

Lý do bất ngờ giúp phương pháp châm cứu trị được bệnh

Chấm cứu và bấm huyệt là một trong những phương pháp điều trị bệnh không thể thiếu được của Y dược Cổ truyền nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây là những phương pháp đã được dùng từ nhiều đời này trong phòng - trị bệnh cho người dân. Trong Y học Cổ truyền, châm cứu là tên gọi của 2 hình thức khác nhau bao gồm châm và cứu: Châm là cách dùng kim xuyên qua da của một vùng cơ thể nhất định được gọi là huyệt. Cứu là phương pháp dùng lá cây ngải cứu khô đốt lên để hơ nóng trên huyệt.

Hiện nay có nhiều trường phái châm cứu được sử dụng phổ biến như:

  • Thể châm là phương pháp châm các các huyệt đạo trên cơ thể),
  • Nhĩ châm là phương pháp châm các huyệt trên loa tai
  • Diện châm là phương pháp châm hoặc ấn các huyệt trên mặt
  • Diện châm là phương pháp châm hoặc ấn các huyệt trên mặt
  • Túc châm, tỵ châm, thủ châm,…
  • Châm tê là phương pháp phát triển mạnh ở các tỉnh, thành ở miền Bắc, mãng châm, trường châm,  chôn chỉ…

Châm cứu có nhiều trường phái khác nhau giúp điều trị các bệnh lý tương ứng

Châm cứu có nhiều trường phái khác nhau giúp điều trị các bệnh lý tương ứng

Mỗi loại châm cứu trong ngành Y học Cổ truyển đều có một hiệu quả nhất định trên một số dạng bệnh lý khác nhau. Do đó mà tùy thuộc người bệnh mắc bệnh gì mà sẽ có những phương pháp châm cứu khác nhau.

Trong lĩnh vực y học cổ truyền, bệnh tật phát sinh do sự mất cân bằng giữa 2 yếu tố “âm” (nền tảng vật chất, tính mát - lạnh, thụ động...) và “dương” (chủ động, năng lực hoạt động, tính ấm - nóng) trong cơ thể. Khi 2 yếu tố này mất cân bằng sẽ khiến cơ thể giảm đi sức đề kháng, kinh – mạch có thể bị tắc nghẽn và bệnh sẽ phát sinh. Khi cơ thể có phản ứng không tốt, châm cứu như vị cứu tinh giúp đả thông kinh – mạch, lấy lại tuần hoàn tốt của hệ kinh - mạch và tăng khả năng phòng vệ của cơ thể.

Theo những nghiên cứu trong y học hiện đại, các nhà khoa học đã ghi nhận được những kết quả như sau:

  • Trị số điện trở vùng da trên đường kinh và huyệt thấp hơn vùng da không phải là đường kinh và huyệt. Ứng dụng tính chất này trong chẩn đoán bệnh và thủ thuật tác động điều trị.
  • Nồng độ của của các chất dẫn truyền thần kinh có sự thay đổi mỗi khi châm cứu
  • Châm cứu có tác dụng giúp giãn cơ, an thần và tăng ngưỡng đau.

Tác dụng trong điều trị bệnh của châm cứu

Tác dụng trong điều trị bệnh của châm cứu

Châm cứu có khả năng điều trị các bệnh

Châm cứu xoa bóp bấm huyệt trên Thông tin Y học Việt Nam có tác dụng giảm đau các loại bệnh lý phổ biến trong xã hội như: bệnh đĩa đệm cột sống mức độ nhẹ, thoái hoá khớp, đau đầu migrain, đau sau chấn thương, đau do co thắt cơ trơn…Những người mắc chứng rối loạn giấc ngủ hay căng thẳng thì châm cứu sẽ là biện pháp hiệu quả. Thêm vào đó, châm cứu có tác dụng phục hồi liệt sau chấn thương, di chứng tai biến mạch máu não hay liệt thần kinh số VII ngoại biên,...tăng cường dinh dưỡng mô, da, da, tổ chức dưới da; đồng thời tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ cắt cơn thiếu thuốc.

Lưu ý khi áp dụng phương pháp châm cứu

Đối với người bệnh: cần tìm đến những địa chỉ tin cậy, không quá lo sợ, giữ tâm trạng thoải mái, không ăn quá no, quá đói. Đồng thời người thầy thuốc chấm cứu phải là những người được đào tạo chuyên môn bài bản, có trách nhiệm trong công việc, tập trung khi thao tác, có sức khỏe tốt.

Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý, phương pháp châm cứu không phải ai cũng có thể áp dụng. Do đó, khi xác định áp dụng phương pháp này, người bệnh cần chắc chắn mình không nằm trong một những trường hợp sau:

  • Da chai, sẹo hoặc đang trong tình trạng viêm nhiễm.
  • Người bệnh mắc chứng sợ kim, căng thẳng.
  • Tránh một số huyệt nhạy cảm, đặc biết khi người bệnh đang mang thai.
  • Mắc các chứng bệnh lý rối loạn đông máu, tránh các vùng có mạch máu lớn hoặc đang dùng thuốc kháng đông máu.

Phương pháp châm cứu mang những tác dụng hiệu quả trong điều trị bệnh, đặc biệt là các trường hợp bệnh lý có căn nguyên rối loạn chức năng, co thắt cơ vân - cơ trơn, do liệt vận động, các bệnh lý gây đau do nguyên thần kinh và một số bệnh lý viêm không do vi trùng mạn tính. Do đó, châm cứu trở thành là một trong những phương pháp không thể bỏ qua nếu muốn nhanh chóng khỏi bệnh.

Nguồn: ytevietnam.net.vn