Theo tin y tế mới nhất đưa tin thì dịch sốt xuất huyết hiện đang phát triển và gia tăng ở cả Hà Nội, TP.HCM và nhiều tỉnh thành trên cả nước. Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì bệnh do muỗi đốt có chứa viruss gây bệnh có khả năng gây tử vong nếu mắc phải một số sai lầm như sau:
- 5 biến chứng nguy hiểm khi mắc sốt xuất huyết mà bạn không thể bỏ qua
- Phát hiện bài thuốc từ cỏ nhọ nồi có thể chữa khỏi bệnh sốt xuất huyết
- Vì sao người bình thường có thể bị sốt xuất huyết 4 lần trong đời?
Đừng để mất mạng chỉ vì 2 sai lầm ai cũng mắc khi bị sốt xuất huyết
Giảm sốt là hết bệnh
Sốt xuất huyết thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày và thường trong 3 ngày đầu tiên, người bệnh sẽ sốt cao, đau đầu, đau mỏi người, nhức mắt. Tuy nhiên, thời gian này không phải là thời gian nguy hiểm nhất và không xuất hiện các biến chứng. Bệnh nhân vẫn có thể điều trị tại nhà. Chỉ cần hạ sốt, uống orezol.
Nhưng bắt đầu từ ngày thứ 4 người bệnh thường không có biểu hiện của sốt nữa nhưng lại là thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh. Bệnh nhân sẽ không còn sốt cao như 3 ngày trước nên nhiều người cho rằng bệnh đã bớt nguy hiểm và sắp khỏi nhưng chính giai đoạn này có thể có những biến chứng nặng.
Biến chứng thứ nhất là tình trạng tăng tính thấm thành mạch và cô đặc máu. Bệnh nhân sẽ không cảm nhận được điều này mà nó chỉ thể hiện qua các chỉ số xét nghiệm.
Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ quyết định có phải truyền dịch cho bệnh nhân hay không? Những trường hợp thoát mạch quá nhiều có thể sẽ dẫn tới dấu hiệu cảnh báo trước sốc như: Mệt lả, đau tức vùng gan, buồn nôn, nôn. Ở trẻ nhỏ có thể chỉ thấy trẻ li bì hoặc bứt rứt vật vã, tiểu ít, bỏ bú. Những trường hợp này cần phải đến bệnh viện gần nhất ngay để bù dịch, tránh nguy hiểm tính mạng.
Biến chứng thứ 2: Xuất huyết do giảm tiểu cầu. Bệnh nhân có thể có; chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuât huyết dưới da… Những bệnh nhân này cần đến các cơ sở y tế làm các xét nghiệm đánh giá mức độ giảm tiểu cầu như thế nào để thầy thuốc cân nhắc truyền tiểu cầu nếu cần.
Hiện nay, ở tất cả các bệnh viện địa phương đều có khả năng làm được điều trên, không nhất thiết phải đến tuyến Trung ương khi dịch bệnh đang bùng phát mạnh người bệnh nên đến cơ sở y tế gần nhất.
Giảm sốt là hết bệnh là sai lầm phổ biến khi điều trị sốt xuất huyết
Chỉ trong những trường hợp bệnh nhân trên nền bệnh như tim mạch, tiểu đường, u bướu… và có nguy cơ bị sốc, suy tạng, y tế tuyến cơ sở sẽ hồi sức ban đầu và cho chuyển bệnh nhân lên các bệnh viện tuyến Trung ương bằng xe cứu thương.
Uống thuốc Aspirin và ibuprofen khi bị sốt xuất huyết
Khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của sốt xuất huyết như đau người, đau cơ, khớp, đau đầu, sốt... , đa phần mọi người thường nghĩ đến cúm hay sốt do virus và tự ý mua thuốc giảm đau về dùng, trong đó có 2 loại là aspirin và ibuprofen. Hai loại thuốc này sẽ làm cho tình trạng chảy máu ở người bệnh trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh sốt xuất huyết Dengue gây ra tình trạng rối loạn đông máu, khiến cho cơ thể dễ bị chảy máu. Ở thể nhẹ sẽ bị xuất huyết dưới da với các chấm đỏ trên da hoặc vết bầm. Ở thể nặng sẽ gây chảy máu răng, chảy máu cam, nôn (ói) ra máu hoặc tiêu phân đen. Trong khi đó, thuốc aspirin và ibuprofen cùng có tác dụng ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu. Aspirin còn có tác dụng phụ là loét dạ dày tá tràng và có thể gây xuất huyết dạ dày, ói ra máu.
Do vậy, tuyệt đối không uống hai loại thuốc kể trên khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết.
Tin Y tế cũng luôn thường xuyên cập nhật về tình hình sốt xuất huyết trên cả nước tới bạn đọc.
Nguồn theo Báo Infonet